Điện hạt nhân gia tăng trong những thập kỷ tới

ThienNhien.Net – Ngày 11/09/2008, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế của Liên Hợp Quốc IAEA đã đưa ra bản báo cáo “Ước tính Năng lượng, Điện và Điện hạt nhân” năm 2008. Báo cáo cho biết nguồn cung cấp điện năng trên thế giới đã giảm 14% so với năm 2007, đồng thời dự đoán rằng điện hạt nhân sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới

Nội dung của bản báo cáo thường niên này đề cập tới những kế hoạch đang được tiến hành tại những nước như lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, những chính sách và dự án đầu tư mới trong lĩnh vực điện nguyên tử đang nổi lên tại các nước như Anh, Mỹ và cái nhìn tổng quan về các dự án điện nguyên tử hiện nay.

Bản báo cáo đưa ra hai kịch bản đề xuất. Phương án thấp giả định rằng các nhà máy điện hạt nhân đang trong giai đoạn xây dựng hoặc đang trong quá trình lắp đặt đường ống và các chính sách hiện tại lại không thay đổi.
Phương án cao được xây dựng dựa trên các công bố của chính phủ và các tập đoàn về kế hoạch đầu tư dài hạn cho điện hạt nhân cũng như những chính sách mới của quốc gia, chẳng hạn như sự hưởng ứng các hiệp định về môi trường toàn cầu để đối phó với biến đổi khí hậu.

Theo Hans – Holger Rogner, phụ trách Ban Nghiên cứu kinh tế và Lập kế hoạch năng lượng nguyên tử của IAEA, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong các dự án sản xuất điện của IAEA là 3,2%.

Ở kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng điện hạt nhân trên toàn thế giới hàng năm là 1,9%. Và tỉ trọng điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện sẽ giảm xuống chỉ còn 12,5 % đến năm 2030.

Ông Roger cho rằng mức tăng lượng điện hạt nhân sẽ dẫn đến sự tăng giá của khí ga tự nhiên và than đá. Thêm vào đó, những lo ngại về môi trường như việc ký kết nghị định thư Kyoto, kế hoạch thương mại không gây ô nhiễm của châu Âu cho thấy những lợi ích kinh tế từ việc tránh phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, sự nổi lên của việc sản xuất điện không gây ô nhiễm trong đó có điện hạt nhân và điện từ nguồn năng lượng tái tạo.

Trong sản xuất điện hạt nhân, việc khai thác urani, xây dựng các lò phản ứng và xử lý chất thải chỉ phát thải khoảng 3 tới 24 gam CO2 trên 1 KW giờ điện, bằng với mức của điện sản xuất từ gió và thuỷ điện, thấp hơn nhiều so với than, dầu và khí ga tự nhiên.