Rác điện tử: Nỗi niềm "con nhà nghèo"

ThienNhien.Net – Rác điện tử – một đề tài không hề mới song cũng không hề "bớt nóng" trong suốt những năm qua. Trong khi những chuyến hàng điện tử cũ dồn dập đổ về các nước thế giới thứ ba dưới danh nghĩa hàng cứu trợ, hàng tái sử dụng, nguyên liệu cho ngành tái chế thì chính các nước này đang cũng phải oằn vai gánh chịu những hiểm họa về môi trường và sức khỏe từ việc xử lý, tái chế rác điện tử.

 rác
Ở Lagos – thành phố cũ của Nigeria tồn tại một thị trường hợp pháp, chuyên sửa chữa, tân trang lại các thiết bị điện tử cũ.
 rác
Các chuyên gia ước tính mỗi tháng Lagos nhận khoảng 500 container cỡ lớn hàng điện tử cũ. 75% lượng hàng đó là phế thải hoàn toàn, không thể phục hồi lại hoặc đem bán được.
 rác
  Chúng đều là rác thải độc hại. Các nhà môi trường gọi đây là “cơn ác mộng đổ bộ trên bờ biển của các nước đang phát triển”.
 rác
Hưởng ứng sáng kiến của Liên hợp quốc, các hãng điện tử lớn trên thế giới ngày càng có nhiều chương trình thu hồi và tái chế rác điện tử do chính họ sản xuất. Song, điều đó không có nghĩa rằng các nước phát triển sẽ thôi không đẩy “càng nhiều càng tốt” thứ rác độc hại này sang thế giới nghèo. 
rác
Vô tình hoặc cố ý không nhận thức những mối hiểm họa lên môi trường và sức khỏe con người, bản thân một số nước đang phát triển sẵn sàng ủng hộ và tiếp nhận rác điện tử, cũng như thừa nhận sự xuất hiện ngành tái chế rác độc hại. 
rác 
rác
 rác
Người ta bất chấp hậu quả gì có thể xảy đến. Phần kim loại được những lao động thủ công bóc tách bằng những đôi tay trần. Phế liệu được xử lý cực kỳ thô sơ, đó là đốt thông thường.
 rác
Cuối tháng 06/2008. Hội nghị LHQ về quản lý rác thải độc hại đã diễn ra ở Bali (Indonesia). Kết quả đã không phá vỡ được thế bế tắc về tình trạng buôn bán rác thải độc hại qua biên giới. Tiếng nói của châu Phi đã không thể át được mong muốn của Mỹ, Nhật, Canada và Ấn Độ. Người ta đã nhất trí không cấm xuất khẩu rác thải độc hại mà đề nghị chính phủ các nước tự hành động để giải quyết vấn đề của mình.
 rác
Đã đến lúc chúng ta phải lên tiếng buộc những nước phát triển phải có những câu trả lời trung thực về đống rác thải điện tử của chính họ. Những thông tin đúng đắn sẽ giúp những nước nghèo có được những quyết định và lựa chọn khôn ngoan, hiệu quả hơn.