Những thành phố ô nhiễm nhất trên trái đất

ThienNhien.Net – Ô nhiễm môi trường là vấn đề nghiêm trọng nhất mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Các vấn đề ô nhiễm đã khiến người dân trên khắp trái đất phải đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp. Dưới đây là 10 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Lahore (Pakistan) có hàm lượng bụi trong không khí là 200 microgram/m3. Đây là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ 2 ở Pakistan và thứ 10 trên thế giới. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống giao thông cả công cộng và tư nhân chạy suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Chính lưu lượng giao thông lớn là một phần nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường ở thành phố này.
Lahore (Pakistan) có hàm lượng bụi trong không khí là 200 microgram/m3. Đây là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ 2 ở Pakistan và thứ 10 trên thế giới. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống giao thông cả công cộng và tư nhân chạy suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Chính lưu lượng giao thông lớn là một phần nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường ở thành phố này.
Kanpur, India-Thành phố này nổi tiếng với ngành công nghiệp da, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Với con số trung bình hàng năm về hàm lượng bụi trong không khí là 209 mcg/m3 theo số liệu năm 2008, nó đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ hai ở Ấn Độ và thứ 9 trên thế giới.
Kanpur, India-Thành phố này nổi tiếng với ngành công nghiệp da, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Với con số trung bình hàng năm về hàm lượng bụi trong không khí là 209 mcg/m3 theo số liệu năm 2008, nó đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ hai ở Ấn Độ và thứ 9 trên thế giới.
Yasuj, Iran - Với hàm lượng bụi trung bình hàng năm là 215 mcg/m3 theo số liệu năm 2009, Yasuj đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ tư ở Iran và thứ 8 trên thế giới.
Yasuj, Iran – Với hàm lượng bụi trung bình hàng năm là 215 mcg/m3 theo số liệu năm 2009, Yasuj đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ tư ở Iran và thứ 8 trên thế giới.
Gaborone, Botswana-Với con số trung bình hàng năm là 216 mcg/m3 theo số liệu năm 2005, Gaborone đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Botswana và thứ 7 trên thế giới.
Gaborone, Botswana-Với con số trung bình hàng năm là 216 mcg/m3 theo số liệu năm 2005, Gaborone đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Botswana và thứ 7 trên thế giới.
Peshawar, Pakistan-Với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 219 mcg/m3 theo số liệu năm 2003, Peshawar đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ 2 của Pakistan và thứ 6 trên thế giới.
Peshawar, Pakistan-Với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 219 mcg/m3 theo số liệu năm 2003, Peshawar đã được đánh giá là thành phố bị ô nhiễm đứng thứ 2 của Pakistan và thứ 6 trên thế giới.
Kermanshah, Iran-Năm triệu người bị nhiễm độc bởi ô nhiễm không khí hàng ngày. Với hàm lượng bụi trong không khí trung bình hàng năm là 229 mcg/m3, Kermanshah đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm đứng thứ 3 ở Iran và thứ 5 trên thế giới.
Kermanshah, Iran-Năm triệu người bị nhiễm độc bởi ô nhiễm không khí hàng ngày. Với hàm lượng bụi trong không khí trung bình hàng năm là 229 mcg/m3, Kermanshah đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm đứng thứ 3 ở Iran và thứ 5 trên thế giới.
Quetta, Pakistan -Theo một báo cáo, có 25 phần trăm các ca tử vong ở đất nước đang phát triển này có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Quetta của Pakistan đứng trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 251 mcg/m3, Quetta đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Pakistan.
Quetta, Pakistan -Theo một báo cáo, có 25 phần trăm các ca tử vong ở đất nước đang phát triển này có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Quetta của Pakistan đứng trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 251 mcg/m3, Quetta đã được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Pakistan.
Ludhiana, India-Ludhiana được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Ấn Độ, và thứ 4 trên thế giới với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 251 mcg/m3 theo số liệu năm 2008. Liên hiệp bộ Môi trường đã áp dụng một lệnh cấm về vấn đề ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp vào tháng Giêng năm 2010. Tuy nhiên, lệnh cấm đã được dỡ bỏ vào tháng Hai năm 2011.
Ludhiana, India-Ludhiana được đánh giá là thành phố ô nhiễm nhất ở Ấn Độ, và thứ 4 trên thế giới với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 251 mcg/m3 theo số liệu năm 2008. Liên hiệp bộ Môi trường đã áp dụng một lệnh cấm về vấn đề ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp vào tháng Giêng năm 2010. Tuy nhiên, lệnh cấm đã được dỡ bỏ vào tháng Hai năm 2011.
Sanandaj, Iran-Đứng ở vị trí số 3 trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất của thế giới là thủ đô văn hóa của người Kurd-Sanandaj có mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 254 mcg/m3 theo số liệu năm 2009.
Sanandaj, Iran-Đứng ở vị trí số 3 trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất của thế giới là thủ đô văn hóa của người Kurd-Sanandaj có mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 254 mcg/m3 theo số liệu năm 2009.
Ulan Bator, Mông Cổ-Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thành phố Ulan Bator của Mông Cổ đứng ở vị trí thứ hai trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với con số ô nhiễm trung bình hàng năm là 279 mcg/m3 theo số liệu năm 2008. Theo một nghiên cứu của Viện Y tế công cộng của Ulan Bator, số lượng người bệnh vì bệnh hô hấp gia tăng 45 phần trăm giữa năm 2004 và 2008.
Ulan Bator, Mông Cổ-Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, thành phố Ulan Bator của Mông Cổ đứng ở vị trí thứ hai trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với con số ô nhiễm trung bình hàng năm là 279 mcg/m3 theo số liệu năm 2008. Theo một nghiên cứu của Viện Y tế công cộng của Ulan Bator, số lượng người bệnh vì bệnh hô hấp gia tăng 45 phần trăm giữa năm 2004 và 2008.
Ahvaz, Iran-Ahwaz, ở phía tây nam Iran, là nơi sản xuất dầu lớn nhất của đất nước. Nó đứng vị trí số 1 trong các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 372 mcg/m3 theo số liệu năm 2009.
Ahvaz, Iran-Ahwaz, ở phía tây nam Iran, là nơi sản xuất dầu lớn nhất của đất nước. Nó đứng vị trí số 1 trong các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, với mức độ ô nhiễm trung bình hàng năm là 372 mcg/m3 theo số liệu năm 2009.