Tưới nước cho một thế giới khát

ThienNhien.Net – Nước là tài nguyên tái tạo, lại dồi dào. Điều đó khiến chúng ta đã từng lầm tưởng nguồn nước ngọt là vô hạn. Thực tế, có tới 97% nước trên thế giới là nước biển, chúng ta không thể sử dụng được. Trong 3% còn lại, cũng chỉ một phần nhỏ con người có thể khai thác và dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Trong khi đó dân số thế giới không ngừng gia tăng, “hứa hẹn” sẽ đạt tới mốc 9 tỷ người vào năm 2050. Trước nguy cơ về một thế giới bị "khát nước", con người đang nỗ lực tìm ra những biện pháp để quản lý, sử dụng nguồn nước hiện có hợp lý, đồng thời phát triển công nghệ để khai thác mới những nguồn nước ngọt.

 Nước
Hình ảnh về Hồ Mead – hồ nhân tạo lớn nhất của nước Mỹ, có vai trò cấp nước cho cả vùng phồn hoa LasVegas, đang trong tình trạng cạn khô chưa từng có. Hồ nhận nước từ dòng sông Colorado, nhưng đã chịu hạn hán suốt nhiều năm nay.
 
 Nước
Trong vòng 30 năm qua, vùng Wuhuanchi, thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc chưa từng gặp phải trận hạn hán nào kinh khủng như vậy. Trận hạn hán đã khiến 1 triệu người thiếu nước. Những người nông dân là những người tội nghiệp nhất, họ không có nước để trồng trọt. Một tương lai u ám đang đón chờ họ.
 Nước
Dòng kênh lớn nhất của nước Mỹ, kéo dài tới 132 km. Đây là con kênh duy nhất tưới mát cho vùng thung lũng khô hạn California rộng lớn. Hàng năm, một lượng nước rất lớn của kênh đã thất thoát bởi bị bốc hơi và rò rỉ ngấm vào lòng đất. 
 Nước
Tí tách, tí tách, tí tách…từng giọt nước chầm chậm rơi xuống. Tưởng chừng như không đáng kể gì nhưng “góp gió thành bão”, những giọt nước nhỏ như vậy có thể làm lãng phí tới hàng nghìn lít nước mỗi năm.
 Nước
Sự khan hiếm nước khiến các chuyên gia vẫn lăn tăn liệu có nên xây dựng các đô thị lớn trên các vùng khô hạn. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đã cho thấy khi con người quyết tâm họ có thể khắc phục những khó khăn về nước. Las Vegas là một ví dụ điển hình. Mặc dù dân số của thành phố này đã tăng từ 1,6 lên 2 triệu người trong vòng 5 năm qua, song khối lượng nước tiêu thụ hàng năm của thành phố đã giảm trung bình 57 triệu khối.
 Nước
Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đang lâm vào tìm trạng thiếu nước trầm trọng. Kenya cũng không phải là ngoại lệ, nhưng so với những vùng khác ở Châu Phi Kenya vẫn còn được “ưu ái” hơn rất nhiều.
 Nước
Một vẻ bề ngoài nứt nẻ, thô ráp như một cánh đồng vào mùa khô hạn. Nhưng không, đây lại chính là mảnh đất nằm ngay sát con đập. Việc thiếu nước nói chung và ở con đập này nói riêng được kết luận đều bắt nguồn bởi sự thay đổi khí hậu.
 Nước
Trong mọi nhu cầu về nước của con người, nước cho tưới tiêu nông nghiệp luôn chiếm phần lớn nhất. Nhờ các dòng kênh nhân tạo, một lượng lớn nước không thấm vào mạch ngầm mà được giữ lại phục vụ sản xuất nông nghiệp.
 Nước
Ở nhiều nơi, nước được bán với giá thấp hoặc miễn phí khiến người khiến người ta dễ dàng sử dụng phung phí. Nếu phải mua nước với giá cao, hẳn việc lãng phí một giọt nước thôi cũng làm mỗi người phải suy nghĩ.
 Nước
Đôi khi nông sản cũng là một thứ “nước ảo”. Thay vì đưa nước tới nơi khô hạn để sản xuất ra một loại nông sản nào đó, người ta có thể vận chuyển nông sản đến tận nơi, việc đó dễ dàng hơn rất nhiều.
 Nước
Loại bồn cầu giật nước hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hệ thống này lãng phí khá nhiều nước sạch mà với lượng nước đó chúng ta có thể sử dụng tốt hơn vào công việc khác. Ở Thụy Điển, người ta đang triển khai loại “bồn cầu khô”, với hệ thống phân tách,̀ tái sử dụng phân và nước tiểu để bón cây trồng mà vẫn an toàn.
 Nước
Hệ thống này có thể chiết xuất tới 95 triệu lít nước sạch mỗi ngày từ nước biển.  Đặc biệt nó rất có ích cho những quần đảo xa xôi, cách xa đất liền hàng nghìn km. Công nghệ chiết xuất cao áp hiện nay tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Song chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong tương lai những công nghệ mới có thể sẽ khả thi hơn về mặt kinh tế.
 Nước
Để đối phó phần nào với tình trạng thiếu nước hiện nay, đặc biệt là thiếu nước trong sản xuất chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự bay hơi. Hệ thống tưới nhỏ giọt là một trong nhưng giải pháp hiệu quả.
 Nước
 Sự bùng nổ dân số kéo theo nhiều hệ lụy khác. Nhiều quốc gia đã phải bỏ ra hàng tỷ USD cho việc duy trì, bảo dưỡng và lắp đặt mới những hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân của họ.