Khai thác tiềm năng ven biển Cà Mau (Kỳ 2)

ThienNhien.Net – Có rất nhiều chương trình khai thác biển như: đánh bắt xa bờ, cảng vụ, du lịch biển… nhưng những vạt đất bãi bồi trải dài từ mé rừng ra biển thì chưa ai chú ý đến. Hoặc có chú ý đến là tận diêt, khai thác nó một cách vô tội vạ.

Kỳ 2: Khai thác vô tội vạ

Kỳ 1: Ngụp lặn những mảnh đời ven biển

Tận diệt tài nguyên ven biển

Theo Bộ NN&PTNT, khu vực bãi bồi ven biển thuộc Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có trữ lương lớn về thuỷ sản. Nơi đây thuận lợi cho các loài thuỷ sản vào đây trú ngụ và sinh sản. Ven biển thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nước mặn.

Những người sinh sống ven biển vùng BĐCM ai cũng nhận thấy rõ là vài năm trở lại đây nguồn cá tôm tự nhiên không còn nhiều. Ông Trần Văn Phương, Bí thư xã Vĩnh Hậu A, huyện Hoà Bình, Bạc Liêu -một xã ven biển Bạc Liêu cho biết, xã có đến 1.738 ha nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp. Năm 2005 chết hàng loạt, chẳng có con gì sống được, kể cả tôm thiên nhiên”. 

Toàn vùng BĐCM có trên 400.000 ha NTTS, trong đó có đến trên 30.000 ha nuôi theo mô hình công nghiệp, bán công nghiêp. Cty Duyên Hải Bạc Liêu có diên tích nuôi theo mô hình công nghiệp lớn nhất khu vực với trên 1.000 ha. Tuy nhiên 2 năm nay Cty này bỏ hoang đến trên 200 ha do từ ngày nuôi tới nay chưa thu hồi được vốn. Hàng trăm ha đất ao đầm khô trơ đáy, bụi bay mù mịt.

Bạc Liêu, Sóc Trăng, năm 2006 tôm nuôi bị thất bại thảm hại, nợ ngân hàng tăng cao, tỷ lệ nợ xấu lên đến mức báo động (Sóc Trăng 14%, Bạc Liêu 34%). Đó là hệ quả của việc khai thác quá mức và bất hợp lý tiềm năng ven biển.

Theo sở NN&PTNT Bạc Liêu, Cà Mau những vạt rừng ven biển là nơi cá con sinh sống, do khai thác quá mức nên nguồn lợi thuỷ sản từ thiên nhiên đem đến đã giảm đi đáng kẻ. Đáng báo động là kiểu khai thác đẩy xiệp, đăng lưới ba màng để bắt cá giống, con ruốt, thậm chí dùng hoá chất để đánh bắt.

Hàng năm, Chi Cục bảo vê nguồn lợi thuỷ sản Bạc Liêu phát hiên và xử lý trên 200 trường hợp vi phạm, nhưng xem ra chỉ mới xử lý cái ngọn. Đầu năm 2006, trên bãi bồi thuộc huỵên Đông Hải (Bạc Liêu) có đến hàng ngàn người đổ ra bãi bắt nghêu giống. Xã Long Điền Đông ra ngăn nhưng lực bất tòng tâm. Những người bắt nghêu tâm sự: “Đây đâu phải là đất của xã mà xã ngăn”. Xem lại quy hoạch, đúng là cả dải đất từ cửa biển Mỹ Thanh (Sóc Trăng) đến chót mũi Cà Mau chưa hề được cấp chính quyền quản lý, quy hoạch cấp cho bất cứ một tổ chức, cá nhân nào.

Vào ngày 09/03/ 2007, ông Trần Hoàng Chen, Bí thư huỵên uỷ huỵên Ngọc Hiển (Cà Mau) lặn lội từ xứ sở  bạt ngàn rừng ngập mặn đến huyện Hoà Bình (Bạc Liêu) học tập mô hình rừng –tôm. Ông cho biết: “Mô hình tách tôm ra khỏi rừng ở Ngọc Hiển đã thất bại. Người dân sử dụng 30% mặt nước liền kề nuôi tôm theo quy định, tôm không sống nổi do lá đước gây ô nhiễm còn cây đước bị bao ví nước cũng không chịu lớn”. Những cánh rừng ngập mặn ven biển của Ngọc Hiển bị loang lổ do nuôi tôm, trong khi đó tại Bạc Liêu rừng mắm nguyên sinh cũng bị lật gốc do người dân đổ xô đi đào sâm đất.

 Rưngngapman
Diện tích rừng ngập mặn ngày một thu hẹp tại khu vực Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. (Ảnh: Nhật Hồ)

Chính sự khai thác một cách “tự nhiên chủ nghĩa” không theo quy hoạch, căn cứ khoa học đã làm cho nguồn tài nguyên ven biển dần bị cạn kiệt. Tệ hại hơn là làm cho môi trường NTTS ngày càng bị xấu đi rõ rệt.

“Ăn” vào môi trường

Thạc sĩ Khưu Lễ, phó giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Bạc Liêu cảnh báo:“Nuôi tôm, nhất là theo mô hình công nghiệp – bán công nghiệp (CN-BCN) mà không xử lý nước thải tốt sẽ kéo theo hiêu ứng dây chuyền về môi trường ven biển. Đừng tưởng biển sẽ rửa trôi tất cả mầm bênh mà nó chỉ loanh quanh ven bờ rồi theo triều cường chảy sâu vào đất liền”.

Đó là nguyên nhân khiến 3 năm liên tiếp trở lại đây Sóc Trăng – Bạc Liêu và cả Cà Mau tình trạng tôm nuôi chậm lớn, thất bại liên tiếp xảy ra. Điển hình là xã Vĩnh Hậu A, có đến trên 1.200 ha diên tích nuôi theo mô hình CN-BCN, năm 2007 không hiêu quả phải chuyển sang mô hình quảng canh. Bài học này phải trả “học phí” lên đến 22 tỷ đồng tiền nợ quá hạn tại các ngân hàng đến nay không có khả năng thanh toán.

Trong khi đó, tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Công nghiệp – Thương mại Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ví von: hiên nay chúng ta đang “ăn” vào môi trường. Những lưu dân từ các nơi khác đến vùng bãi bồi ven biển khai thác theo tự nhiên, họ “ăn” dần vào môi trường sống của chính mình trong khi đó các nhà quy hoạch chưa quy hoạch kịp. Hoặc họ nhìn nhận ra hoặc chưa nhận ra mà có những quy hoạch chưa thật sự hợp lý.

Ông dẫn chứng: “ ĐBSCL đóng góp hơn ½ sản lượng thuỷ sản nhưng không có một Viện nghiên cứu quốc gia nào nằm ở đây. Nó cũng đóng góp hơn ½ kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng không có Trung tâm thông tin, Trung tâm kiểm nghiệm có tiêu chuẩn quốc tế nằm trong vùng”.

Ở một lĩnh vực khác, tiến sĩ Lê Xuân Sinh, Khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ cho rằng “ Phát triển NTTS không theo quy hoạch cũng như không có thiết kế công trình và vùng nuôi hợp lý đã và đang làm tăng mức độ ô nhiễm nước và đất ở nhiều tiểu vùng nuôi mà vùng BĐCM là một điển hình”.

Một nghiên cứu của thạc sĩ Trình Trung Phi, Phân viện NTTS Minh Hải cho biết, nhu câu nuôi cá kèo, cua biển thương phẩm rất lớn, hiên tại giống tự nhiên chỉ đáp ứng 20 -30% nhu cầu, chính vì vậy khó có thể quản lý nổi người dân ra bãi bồi bắt cua, cá kèo giống.

Những vạt rừng bị đào bới. Những đầm tôm ven biển bị bỏ hoang. Những người đi bắt cá, cua giống soải bước chân dài hơn ra bãi. Những hoá chất được đưa xuống đầm tôm. Những công-te-nơ hàng xuất khẩu thuỷ sản bị trả về… đó chưa phải là những cái “những” cuối cùng nếu chưa làm cho cư dân ven biển khá hơn và quy hoạch khai thác bãi bồi ven biển hợp lý.