Chương trình nghị sự toàn cầu về tội phạm môi trường

ThienNhien.Net – Buôn bán bất hợp pháp các mặt hàng nhạy cảm với môi trường như các chất phá hủy tầng ozone, hóa chất độc, chất thải rắn, và các loài động thực vật đang bị đe dọa là một vấn đề nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Mối nguy này sẽ đe dọa đến sức khỏe con người gây tổn hại đến môi trường và trong một vài trường hợp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính phủ.

Trên thực tế buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã mang lại siêu lợi nhuận như buôn bán chất gây nghiện. Việc buôn bán khăn choàng làm từ lông của loài Linh dương Tây Tạng là hoàn toàn bất hợp pháp nhưng lại có thể bán được đến 20,000 Euros, hoặc trứng cá muối từ loài cá tầm có thể bán với giá 8,000 euros/kg ở chợ bán lẻ. Cũng cần cảnh báo thêm về tình trạng lây lan bệnh dịch ở động vật hoang dã ngày càng tăng như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nguy kịch) và bệnh cúm ở loài chim đã vượt qua mức độ ở động vật để gây ảnh hưởng đến con người và đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Các chất phá hủy tầng Ozone (ODS) như tác nhân lạnh sử dụng trong tủ lạnh và hệ thống điều hòa không khí không chỉ phá hủy tấm lá chắn của trái đất (lớp Ozone ở tầng bình lưu), ngoài ra khi phát thải vào bầu khí quyển chúng còn là những khí nhà kính rất mạnh đóng góp vào sự biến đổi của khí hậu. Buôn bán bất hợp pháp các chất khí nhà kính đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu.

Chất thải độc hại cũng gây độc lâu dài lên đất và nước, ảnh hưởng đến điều kiện sống và sức khỏe con người, trong một vài trường hợp các ảnh hưởng này là không thể phục hồi. Việc buôn bán chất thải không thận trọng cũng trở thành mối quan tâm lớn từ năm 1980 và ngày nay vấn đề này đã được bảo vệ bởi công ước Basel về “Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và sự tiêu hủy chúng”. Chất thải này đã bị chuyển qua một vài nơi trước khi đến điểm đổ thải cuối cùng do vậy rất khó để có truy cứu trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.

UNEP ước lượng khoảng từ 20-50 triệu tấn chất thải điện tử sinh ra hàng năm trên toàn thế giới, và lượng chất thải này đang tăng đều mỗi năm. Khoảng 70% được xử lý bằng cách chôn lấp ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi. Ngoài ra sự vi phạm công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật bị đe dọa (CITES) cũng tiếp tục gây lo lắng cho các nhà bảo vệ môi trường vì ngày càng nhiều loài động thực vật phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đây thực sự là mất mát to lớn đối với nhân loại và thế giới động thực vật.

Các báo cáo về quản lý xuất nhập cảnh cho thấy, trong một vài năm trước, hơn 800 loài được bảo vệ theo công ước CITES và hơn 200 danh mục chất thải nguy hại bị tịch thu nhưng đây chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Thêm nữa ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có sự tham gia của các băng nhóm tội phạm có tổ chức vào những vụ buôn bán bẩn thỉu này. Cộng đồng quốc tế hiện nay đang được huy động nhiều hơn nữa để chống lại những tội ác này.

Trong suốt thời gian diễn ra hội nghị cấp cao ở bộ chỉ huy của WCO, về nhiều vấn đề cấp thiết, các đại biểu đại diện cho Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, Ban quản lý xuất nhập cảnh, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan, và cũng là những người quan tâm đến môi trường đã được kêu gọi để đưa ra chiến lược hành động toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng gia tăng các loại tội phạm môi trường. Các đại biểu tham dự cũng đã đồng ý để ký kết chương trình hành động để chống lại tội phạm môi trường

Chương trình này cho rằng, việc tập trung vào tội phạm môi trường sẽ là một trong số các mục tiêu được ưu tiên của ban quản lý xuất nhập cảnh, do đó cần phải đào tạo nhân viên hải quan để có thể tăng cường kỹ thuật dò tìm, phát hiện trên mặt trận chiến đấu xuyên biên giới của họ cũng như chuyên môn hóa một bộ phận hải quan để giải quyết hình thức tội phạm này, và đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin. Trong khía cạnh này, WCO sẽ sử dụng các công cụ liên lạc toàn cầu, như Mạng lưới thực hiện xuất nhập cảnh (CEN). CEN sẽ cho phép các nhân viên hải quan trên toàn cầu có thể báo động nhanh chóng và đưa ra phản ứng đối phó đối với bất cứ cuộc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các mặt hàng nhạy cảm môi trường nào

Để đảm bảo cho một sự hợp tác quốc tế hiệu quả nhằm mục tiêu chống lại tội phạm môi trường, WCO và UNEP đã ký kết một biên bản ghi nhớ vào năm 2003 và đồng thời cũng là đối tác trong Sáng kiến hải quan xanh, theo trang web www.greencustom.org/ . Sáng kiến này đã xây dựng và đào tạo các nhân viên hải quân trên toàn cầu. Tất cả các bên đều cam kết để đẩy mạnh và tăng cường tình hữu nghị nhằm bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn đối với các loại tội phạm môi trường.