Tiêu chuẩn xanh cho các sản phẩm công nghệ

ThienNhien.Net – Những năm gần đây, trên thị trường, các sản phẩm công nghệ xanh thân thiện với môi trường ngày càng xuất hiện nhiều và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cho các đánh giá về sản phẩm xanh vẫn còn nhiều tranh cãi.Hiện nay, chứng chỉ sản phẩm “xanh” – EPEAT của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Hội đồng sản phẩm Điện tử Xanh và Chương trình Giải pháp chống Hao mòn Điện tử của Liên Hiệp Quốc, là một biện pháp tuyệt vời khẳng định chất lượng của các sản phẩm đó.

Tháng 03/2006, IEEE (Viện Điện và Điện tử) đã phát hành cuốn “Tiêu chuẩn đánh giá môi trường đối với sản phẩm máy tính cá nhân”. Đây là bộ khung đánh giá đầu tiên của Mỹ được chuẩn hóa để hỗ trợ các bộ phận thương mại, các cơ quan và các tổ chức giảm thiểu tác hại đến môi trường khi sử dụng máy tính của họ.

Vào ngày 24/01/2007, Tổng thống Mỹ Bush đã công bố sắc lệnh buộc tất cả các cơ quan liên bang phải mua các sản phẩm điện tử xanh có chứng nhận EPEAT, ít nhất là 95% tổng lượng hàng yêu cầu. Cũng trong tháng 01/2007, chính phủ liên bang đã hợp nhất những quy chuẩn EPEAT vào những Quy định mua bán của Liên bang.

Ngày 25/02/2008, Thị trưởng San Francisco – Gavin Newsom tuyên bố “Chỉ thị 08-01”, nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng đến môi trường qua vòng đời của sản phẩm, từ sản xuất qua tiêu dùng đến loại bỏ. Các hoạt động bắt buộc trong Chỉ thị nhằm làm giảm 24% lượng khí nhà kính của ngành công nghệ thông tin (ICT) đến năm 2012. Thêm vào đó, đến tháng 04/2008, các ban ngành trong thành phố sẽ chỉ được mua máy tính và màn hình đạt tiêu chuẩn Bạc của EPEAT trở lên, khuyến khích thỏa mãn tiêu chuẩn Vàng.

Khoảng 509 sản phẩm điện tử – bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, các hệ thống và màn hình liên kết…, cho đến nay đều đã được xác nhận đạt tiêu chuẩn EPEAT ở các mức đồng, bạc hay vàng. Mặc dù vậy, trên thực tế hầu hết người tiêu dùng Mỹ vẫn chỉ đơn thuần ném đi những chiếc PC, laptop, di động và vô số những thiết bị điện tử khác đã qua sử dụng. Những thứ này sau đó được đưa đến bãi rác điện tử, trôi nổi ra ngoài ranh giới khu đô thị, gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Nhu cầu chuẩn hóa các bộ phận và linh kiện

Theo một báo cáo của EPA, thì trong năm 2005, chỉ 12,5% trong tổng số 2,63 triệu tấn rác thải điện tử được thu hồi và tái chế. 87,5% lượng còn lại nằm ở những bãi rác hay những lò đốt. Đây là một vấn đề hóc búa gây ra nhiều lo lắng. Tệ hại hơn là những thứ đáng ra phải được đem tái chế thì cuối cùng lại được chuyên chở công khai hoặc vận chuyển lậu đến những bãi đất thải của một nước nào đó.

Nếu một người tiêu dùng có ý thức đưa chiếc PC, laptop hay những thiết bị máy tính khác của mình đã sử dụng vào tái chế, hay đưa đến các cửa hàng tái chế độc lập như PC Recycler, thì đó là một điều đáng mừng. PC Recycler hiện đang quản lý những trung tâm tái chế ở Virginia và New York. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới. “Mặc dù PC Recycler do công ty tư nhân thành lập, không công khai doanh thu, nhưng công việc kinh doanh của PC Recycler đã tăng 160% về khối lượng PC được xử lý qua từng năm”, theo lời chủ tịch công ty – ông Jeremy Farber.

Ông Farber nói: “Với một chiếc laptop được đưa tới trung tâm tái chế, nó sẽ được sửa chữa và bán đồ cũ hay tháo dỡ các bộ phận thay vì tái chế, điều này nghĩa là chi phí tái chế của chúng đối với người tiêu dùng thấp hơn so với các hoạt động khác. Thậm chí đây là lượng giá trị thặng dư khá lớn từ laptop. Chúng tôi tính giá khoảng 2.50$ cho việc xử lý một chiếc laptop – thấp hơn mức trung bình thị trường một chút. Chỉ 20% là thực sự được tái chế, phần còn lại được sửa chữa và tái sử dụng. Chúng tôi hợp tác với một số công ty tái sử dụng các linh kiện, thậm chí cả lớp vỏ plastic”.

Sự thúc đẩy từ cơ chế

Thực tế là 95% các sản phẩm máy tính được mua bởi những cá nhân và chính quyền liên bang Mỹ yêu cầu phải có chứng nhận EPEAT đối với các sản phẩm đó. Đây là một khích lệ lớn đối với các công ty tái chế độc lập. Nó cũng tạo ra sự thúc đẩy ngành kinh doanh tái chế độc lập. Hiện tại, PC Recycler đang bắt đầu thực hiện kinh doanh với các chương trình tái chế (OEM) cỡ nhỏ và vừa, đồng thời hợp tác với các OEMs như của HP để thành lập một kho tái chế.

Sự thúc đẩy từ cơ chế dường như đang hoạt động, việc tái chế điện tử dựa trên các chuẩn mực có hiệu lực đang trở thành vấn đề hàng đầu ở Mỹ. 23 bang đã áp dụng luật tái chế điện tử trong năm 2007. Bà Robin Schneider, phó chủ tịch của Liên minh Thu hồi giấp phép ngành Điện tử, cho biết: “Nó thực sự được thông qua nhanh hơn tôi nghĩ – 3 bang trong 3 năm (2004-2006); năm nay, 5 bang cũng đã thông qua luật thu hồi giấy phép của nhà sản xuất để xảy ra tình trạng hao mòn điện tử”.

Bà Robin Schneider nói tiếp: “Điện tử thực sự đang là lĩnh vực hiện đại nhất áp dụng chương trình thu hồi giấy phép ở Mỹ. Bởi vì năm đạo luật đã được thông qua ở những bang khác nhau: California, Texas, Connecticut, Minnesota và Bắc Carolina. Rõ ràng là đó là xu hướng chung của năm nay. Chính quyền bang và địa phương đã tạo nên một sự khác biệt lớn; họ nhận ra mình không thể gánh tất cả những chi phí cũng như những vấn đề liên quan đến hao mòn điện tử và họ đã thuyết phục các công ty điện tử lớn ủng hộ. Đạo luật này ở Texas được Dell phác thảo và HP hỗ trợ sau khi chúng tôi hợp tác thực hiện chiến dịch và gây áp lực đối với họ từ năm 2002.”