Phụ nữ và môi trường

ThienNhien.Net – Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới. Từ nông thôn đến thành thị, từ người già đến trẻ nhỏ ai ai cũng nói đến ô nhiễm. Các chính phủ cùng các nhà khoa học ra sức tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường tới cộng đồng. Và không nằm ngoài vấn đề toàn cầu đó, phụ nữ cũng đã có những đóng góp đáng kể nhằm nâng cao hiểu biết của con người về các vấn đề môi trường và ô nhiễm.

Các nhà nữ quyền đặc biệt tích cực trong việc hệ thống lại các mối quan hệ môi trường nói chung, và sự ô nhiễm nói riêng. Thực vậy, theo các nhà nữ quyền, cách sắp xếp của khoa học công nghiệp hóa Phương Tây và sự cả tin phổ biến vào tính hợp lý của khoa học phải chịu trách nhiệm cho phần lớn các thiệt hại môi trường nghiêm trọng mà chúng ta đang đối mặt. Gần đây, giới nữ quyền cũng tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của các kiến thức phổ biến về môi trường.

Họ cho rằng nếu chỉ xem các vấn đề môi trường như các hiện tượng vật lý thì các phân tích về quyền bình đẳng nam nữ, quyền con người và văn hóa sẽ trở thành thứ yếu. Rõ ràng đối với những người bảo vệ quyền lợi phụ nữ, khủng hoảng môi trường không chỉ là cuộc khủng hoảng của các hệ sinh thái vật lý mà còn là cuộc khủng hoảng của văn hóa. Các phân tích về môi trường của các nhà nữ quyền chủ yếu tập trung vào các yếu tố: thể chế, lối sống, và các nguyên nhân gây ra “văn hóa ô nhiễm”. Họ đánh giá rằng các lực lượng vũ trang và các tập đoàn đa quốc gia khắp nơi trên thế giới là các tác nhân phá hoại môi trường hàng đầu, đặc biệt lực lượng vũ trang là tác nhân tiềm năng trong việc phá hủy và là nguyên nhân gây ra sự chia sẻ không cân xứng về ô nhiễm toàn cầu.

Đồng thời, nhiều nhà hoạt động và học giả nữ đã nhận ra rằng các mối quan hệ con người với môi trường đang dần được thay đổi. Hầu hết các nhà sinh thái học phái nữ đều nhận định rằng trái đất là một thực thể sống và mạng lưới sự sống này có mối liên hệ với nhau, rằng tất cả cuộc sống phụ thuộc vào sức khỏe và tính nguyên vẹn của toàn bộ hành tinh, và rằng sự suy thoái môi trường là sản phẩm của sự thiếu cân bằng văn hóa.

Họ cũng chú ý đến các tác động khác nhau của ô nhiễm. Các tác động của việc phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm không thể tổng quát hóa được qua một sự ô nhiễm mà chúng sẽ biến đổi một cách đáng kể cùng với tuổi, lớp, loài, chủng tộc, giới tính, vị trí địa lý và vị trí xã hội. Các nhà nữ quyền đã tích cực tìm hiểu sâu vào các lĩnh vực liên quan đến các tác động khác nhau của ô nhiễm đến các vấn đề sức khỏe của nam và nữ.

Tại các nước như Việt Nam, Ấn Độ hay Canada, phụ nữ thường gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe do sự phơi nhiễm các chất ô nhiễm. Tỉ lệ các ca ung thư cá biệt (đặc biệt là ung thư vú), sự rối loạn khả năng sinh sản, và suy nhược mãn tính là một số vấn đề thường gặp, phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm lên sức khỏe phụ nữ thường bị các tổ chức môi trường, các tổ chức kiểm soát sức khỏe, và tổ chức nghiên cứu sinh hóa lờ đi.

Các câu hỏi xung quanh vấn đề sức khỏe phụ nữ và ô nhiễm, cho đến gần đây, vẫn chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc và cũng không được theo dõi đến nơi đến chốn. Hậu quả là sức khỏe phụ nữ trở nên tồi tệ hơn và trong nhiều trường hợp họ bị mất cơ hội phát hiện sớm bệnh tật.

Các nhà hoạt động cộng đồng và các nhà nghiên cứu nữ trong lĩnh vực y học và môi trường có ảnh hưởng ngày càng cao trong việc đề xuất các vấn đề này và nhấn mạnh rằng các trải nghiệm về ô nhiễm của phụ nữ được lấy từ các nghiên cứu tổng quát điển hình hơn về các tác động của ô nhiễm.

Sự thật là nam giới và phụ nữ không chịu ảnh hưởng của ô nhiễm theo như nhau, do 3 yếu tố: kinh tế, sinh học và vai trò giới tính. Các tác động của sự suy thoái môi trường bị đẩy xuống dưới kinh tế xã hội và rớt xuống sâu hơn bởi những người không có đủ điều kiện để bảo vệ họ khỏi sự xuống cấp của môi trường. Khắp nơi trên thế giới, phụ nữ bị tập trung một cách không cân xứng ở dưới cùng nấc thang kinh tế xã hội. Ngoài ra những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ, bao gồm các sự khác biệt quan trọng trong cấu trúc hormon, khiến cho nam và nữ có sự nhạy cảm khác nhau với các tác động sức khỏe do phơi nhiễm độc chất và các chất ô nhiễm khác. Ví dụ, mức độ leo thang toàn cầu của căn bệnh ung thư vú trong nữ giới là có thể do sự phơi nhiễm các chất ô nhiễm công nghiệp, đặc biệt là các chất Clo hữu cơ tổng hợp có mặt rộng rãi ở các nước công nghiệp hóa.

Khắp nơi trên thế giới, phụ nữ làm công việc khác nhau và giữ các vai trò xã hội khác nhau. Trách nhiệm hàng đầu của họ là đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của gia đình. Với vị trí xã hội của mình, phụ nữ thường có nguy cơ bị phơi nhiễm sớm hơn và lâu hơn đàn ông đối với các chất ô nhiễm sinh ra từ nước, các chất ô nhiễm trong dây chuyền thức ăn, và các chất ô nhiễm trong sinh hoạt gia đình bao gồm sự ô nhiễm không khí trong nhà.

Trừ các trường hợp ô nhiễm nghiêm trọng, như các vụ tràn dầu hay các vụ nổ xưởng hóa chất, các tác động của ô nhiễm thường khó phát hiện và biểu hiện ra ngoài 1 cách chậm chạp do đó sự suy giảm chất lượng môi trường xuất hiện điển hình hơn ở các thói quen nhỏ trong môi trường sống thông thường. Do phụ nữ được xem như các nhà quản lý môi trường gia đình trong xã hội nên họ cũng là những người đầu tiên chú ý đến các tác động của ô nhiễm. Bởi vậy, trên khắp thế giới phụ nữ hiện đang đi đầu trong việc thiết lập môi trường cộng đồng. Họ là những nhà lãnh đạo chủ nghĩa môi trường dựa trên cộng đồng.

Phụ nữ ít được tham gia đánh giá môi trường, việc thiết lập các tổ chức và đề ra chính sách. Xã hội cũng đang thiếu một cách nghiêm trọng các đại biểu nữ trong các ngành khoa học môi trường, trong các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về môi trường, và trong các tổ chức môi trường quốc tế lớn. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể lên tiếng trên cương vị người có thẩm quyền hợp pháp đang tạo ra sự đóng góp đáng kể đối với hiểu biết của chúng ta về ô nhiễm.

TS. Rosalie Bertell, một người Mỹ hiện sống ở Canada, và TS người Anh Alice Stewart, đều đã phản đối việc sản xuất hạt nhân và đã hướng nghiên cứu vào các tác động đến sức khỏe của việc phơi nhiễm chất phóng xạ. Cả hai nhà nghiên cứu đã sưu tầm các bằng chứng thuyết phục để hỗ trợ các kết luận của họ rằng sự phơi nhiễm ở mức thấp bức xạ hạt nhân, thậm chí cả các mức nguy hiểm cho phép được quy định chính thức vẫn rất nguy hiểm.

Sau đó Rachel Carson, năm 1962, đã cảnh báo toàn thế giới về mối nguy hiểm của ô nhiễm thuốc trừ sâu. Trong cuốn sách “Mùa xuân lặng lẽ” của mình, bà viết, “Cái chúng ta phải đối mặt không chỉ là một lượng thi thoảng độc chất không may có trong một số loại thực phẩm, mà là sự nhiễm độc lâu dài và chắc chắn trong toàn thể môi trường của con người.”
Khi cuốn “Mùa xuân lặng lẽ” được xuất bản, ngành công nghiệp hóa chất đã công kích Carson rất gay gắt và thù ghét phụ nữ. Tuy nhiên, sự rõ ràng trong lý lẽ và sức thuyết phục trong các bằng chứng của bà rốt cuộc đã đưa đến việc ban hành lệnh cấm DDT và hàng tá các thuốc trừ sâu khác ở Mỹ và nhiều nước công nghiệp khác.

Tuy vậy, ngành công nghiệp thuốc trừ sâu vẫn tiếp tục sản xuất và bán trong các nước thuộc thế giới thứ 3 các sản phẩm đã bị cấm trong các nước công nghiệp giàu có. Carson đã chết do ung thư năm 1964, nhưng tầm quan trọng và ảnh hưởng của nghiên cứu bà để lại không hề suy giảm.