Chỉ 1% mê-tan trong đại dương thoát vào khí quyển

ThienNhien.Net – Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, Santa Barbara (UBSC) vừa khám phá ra rằng chỉ 1% mê-tan hòa tan thoát vào không khí. Đây là một thông tin tốt cho bầu khí quyển của trái đất.

Theo David Valentine, PGS ngành khoa học trái đất tại trường đại học UBSC, hàng nghìn cánh đồng mê-tan đang tồn tại rò rỉ trong đáy đại dương khắp trái đất. Ông cùng với các thành viên khác của nhóm nghiên cứu rò rỉ mê-tan của trường đại học UCSB đã nghiên cứu chùm các bong bóng mê-tan thoát ra từ các lỗ rò tại Coal Oil Point (COP) và phát hiện ra rằng lượng mê-tan được giải phóng từ các lỗ rò COP khoảng 2 triệu feet khối/ngày (tương đương 0,7 triệu m2/ngày). COP là một trong những khu vực rò rỉ được nghiên cứu với qui mô lớn nhất và tốt nhất thế giới, nằm dọc theo bờ bắc của kênh Santa Barbara. Đây cũng là lần đầu tiên hiện tượng này được nghiên cứu. 

Tính trung bình trong 1 thế kỷ, mê-tan làm ấm trái đất gấp 23 lần so với CO2. Do đó, việc nghiên cứu các bong bóng mê-tan thoát ra rất quan trọng. “Chúng ta nhận thấy rằng đại dương có 1 sức chứa đáng kinh ngạc để hấp thụ mê-tan và giải phóng nó vào đại dương – thậm chí cả ở vùng nước nông. Một lượng khí khổng lồ đang kết lại và tạo ra 1 chùm khí khổng lồ. Cho đến nay, chưa ai đo được lượng khí hòa tan rồi thoát ra thành chùm này”.

PGS. Valentine đặt giả thuyết rằng mê-tan bị ô-xi hóa bởi hoạt động của vi khuẩn trong đại dương và khiến đại dương giảm bớt  “gánh nặng” mê-tan. Để đi đến giả thuyết này, Valentine và Susan Mau, một đồng nghiệp của ông đã theo dõi dòng bong bóng từ các lỗ rò tại 79 điểm bề mặt trong một khu vực nghiên cứu rộng 280km2. Họ nhận thấy rằng chùm methane trải rộng trên 70km2.

Các nhà khoa học cũng đã lấy mẫu nước theo từng tháng. Họ nhận thấy các nồng độ mê-tan khác nhau tương ứng với các thay đổi trong dòng bề mặt và rằng càng nhiều gió thì càng nhiều mê-tan được giải phóng vào khí quyển. Cuối cùng, họ đi đến kết luận rằng chỉ khoảng 1% mê-tan hòa tan thoát vào khí quyển trong khu vực họ nghiên cứu, tính theo khoảng trung bình dài hạn. Điều này dẫn đến cho giả thuyết rằng hầu hết mê-tan di chuyển xuống dưới bề mặt của đại dương – cách xa khu vực rò rỉ. Sau đó nó bị oxy hóa bởi hoạt động của vi khuẩn.

Để thẩm định lại các phát hiện của họ về mẫu nước bề mặt, các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị đo quang phổ khối lượng. Thiết bị này cho phép phân tích một thông tin hóa học có độ phân giải cao về mê-tan. Thử nghiệm này đã chỉ ra không có sự sai khác đáng kể trong các số liệu. PGS. Valentine nói rằng: “Chúng ta đã chỉ ra rằng các dòng này điều khiển số phận của khí mê-tan và cung cấp nó cho các vi khuẩn theo cách mà cho phép chúng phá hủy mê-tan. Mặc dù COP là một trong những vùng lớn nhất thể giới về rò rỉ khí mê-tan, song hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên thế giới.”