Quỹ rừng carbon – sáng kiến hay ý đồ?

ThienNhien.Net – Đầu tháng 12, Ngân hàng thế giới đã khởi xướng kế hoạch lập quỹ 300 triệu USD để chống lại sự nóng lên toàn cầu thông qua bảo tồn rừng. Tuy nhiên, một số người đã phản đối, cho rằng đây là một kế hoạch mạo hiểm với ý đồ biến nơi sinh sống của người thiểu số bản địa thành tài sản của kẻ giàu.

Cơ chế tài chính mới, được khởi xướng tại hội nghị Liên hiệp quốc bàn về việc khắc phục biến đổi khí hậu, với nội dung thương mại hóa công tác quản lý rừng để ngăn chặn nạn phá hoại rừng đang hoành hành và là nguyên nhân gây ra khoảng 1/5 lượng phát thải Carbon hàng năm.

Chủ tịch Ngân hàng thế giới Robert Zoellich phát biểu khi bắt đầu dự án: “Nạn phá rừng và thay đổi mục đích sử dụng đất là 2 nguyên nhân chính của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nếu chúng ta không giữ lại các cánh rừng nhiệt đới còn lại của thế giới, thì cũng chính là đang thu hẹp nghiêm trọng các quyền chọn lựa đối với việc giảm các phát thải khí nhà kính”. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng dự án này chỉ là sự khởi đầu để giải quyết vấn đề.

Theo đánh giá của nhà Kinh tế học Nicholas Stern, thế giới cần hơn 5 tỷ USD mỗi năm để ngăn chặn nạn phá rừng. Một khoản quỹ 100 triệu USD sẽ được tài trợ cho khoảng 20 quốc gia để giúp họ đặt nền móng cho việc bảo vệ rừng trên quy mô lớn trong khuôn khổ một công ước sẽ được xây dựng trong tương lai về biến đổi khí hậu, hay còn được biết đến như việc giảm phát thải do nạn phá rừng và suy thoái đất đai (REDD) ở các nước đang phát triển. Khoản tài trợ sẽ được dùng cho hoạt động khảo sát điều tra lâm sản, xây dựng các hệ thống quan trắc và siết chặt qui trình quản lý.

200 triệu USD còn lại được đầu tư cho “cơ chế tài chính carbon”, được dùng để thực hiện các chương trình thí điểm tại một số nước nhằm giúp họ thu về tín dụng thông qua việc kiểm soát nạn phá rừng.

Trong 300 triệu USD của quỹ, có hơn một nửa là do 7 nước phát triển đóng góp.

Tín dụng các-bon nhờ việc cắt giảm khí thải từ các khu rừng bị coi không hợp lệ đối với thị trường chính thức vì chúng đã bị gạt ra ngay từ vòng đầu của Hiệp ước Kyoto (có hiệu lực đến năm 2012), tuy nhiên chúng vẫn có thể được mua bán trên thị trường tự do.

Theo Benoit Bosquet, chuyên gia của Ngân hàng thế giới về rừng và biến đổi khí hậu, phạm trù thực hiện các dự án này mở rộng, từ việc tái sinh rừng, cải thiện tình trạng khoanh vùng đất nông nghiệp và lâm nghiệp tới việc trả phí môi trường hay tăng cường quản lý rừng.

Hiện có khoảng 30 quốc gia rất quan tâm đến dự án này song phần lớn tập trung vào nội dung thương mại carbon. Các nước này hy vọng có thể cung cấp một mô hình tài chính cho vấn đề bảo vệ rừng trong một công ước mới thay thế cho Nghị định thư Kyoto.

Tuy nhiên, những người dân bản xứ và các tổ chức môi trường nói rằng họ lo ngại rằng các thỏa thuận với ưu tiên dành cho giá trị lưu giữ các bon của rừng có thể loại trừ một số đối tượng mà chính họ đang bị đe dọa nhiều nhất.

Chủ tọa của Diễn đàn Liên Hiệp quốc về các vấn đề người bản xứ, ông Victoria Tauli-Corpuz cho rằng: “Mặc dù sáng kiến có thể là tốt nhưng nó cũng khiến chúng ta e ngại không biết nó sẽ vận hành ra sao từ kinh nghiệm mà chúng ta đã thấy ở những sáng kiến tương tự từ trước tới nay. Ông cũng nhấn mạnh rằng:“Các nỗ lực giảm phát thải nhờ giảm và loại trừ nạn phá rừng có thành công hay không còn phụ thuộc sự ủng hộ của những người tại địa phương?”