30 năm phục hồi rừng đước lớn nhất thế giới

ThienNhien.Net – Sundarbans – Khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới ở Băng–la-đét đã trở thành lá chắn cứu sống hàng nghìn người thoát khỏi sự tàn phá của cơn bão Sidr đổ bộ vào Băng–la–đét hồi tháng trước. Tuy nhiên, khoảng 14.000ha của Sundarbans đang phải gánh chịu hậu quả của cơn bão này. Các chuyên gia tin rằng sự chết chóc và nạn nghèo đói sẽ gia tăng, và có thể Sundarbans sẽ mất đến 30 năm để phục hồi.

Sundarbans được xem là thiên thần bảo vệ Băng – la – đet khỏi mối lo ngại về các cơn bão và các đợt triều cường. Song người ta đang băn khoăn rằng liệu Sundarban có còn không khi cơn bão Sidr tiếp tục gây ra sự tàn phá nặng nề hơn ở các quận miền nam Băng – la – đet. Sundarbans cũng là nguồn sinh kế quan trọng của người dân nước này, tuy nhiên một phần khu rừng đang bị đe dọa.

Phát biểu sau trong chuyến viêng thăm khu vực này vào đầu tháng, Marc Patry – chuyên gia Quỹ Di sản thế giới của UNESCO nói rằng: “Mặc dù các hoạt động viện trợ quốc tế đang ưu tiên hàng đầu cho việc khắc phục hậu quả cơn bão nhưng cũng không quên chú trọng vấn đề bảo tồn Sundarbans, bởi vài trăm ngàn người vẫn phụ thuộc vào các nguồn rừng này để sinh nhai”. Ông nhấn mạnh thêm rằng : “Đây là một thông điệp mà tôi đã cố gắng truyền đi trong suốt chuyến viếng thăm của mình tới những nhà hảo tâm toàn cầu”

Theo Chương trình Nhân đạo thuộc LHQ, hơn 3500 người đã bị chết và hàng triệu người nữa mất nhà cửa khi cơn bão cấp 4 này dội xuống miền Nam Băng – la – đet cách xa Vịnh Bengal vào hôm 15/12 vừa rồi. Với tốc độ gió trên 220km/phút, cơn bão này đã phá hủy phần lớn vùng ven biển của quốc gia này, gây tác động lớn đến hơn 8,5 triệu người và 1,5 triệu ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy hoàn tòan.

Nằm trong vùng cửa sông Ganges, mở rộng sang miền Nam Băng – la – đet và Miền Tây Bengal Ấn Độ, Sundarbans đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1997. Khoảng 6000km2 trên tổng số 10000km2 của khu rừng này thuộc Băng – la – đet

Với sự đa dạng về các loài động vật hoang dã bao gồm 300 loài chim khác nhau, loài hổ Bengal hoàng gia, nai đốm, các loài cá sấu, lợn lòi đực, cá, rắn, và khỉ, khu vực này hiện là một trong các hệ sinh thái đước lớn nhất thế giới và cung cấp kế sinh nhai cho hàng trăm người dân sinh sống ở đây. Char Dubla, một đảo nằm phía dưới cực nam của khu rừng này, là trung tâm đánh bắt và chế biến thủy sản thủy sản lớn nhất Băng – la – đet ngày nay. Thêm vào đó, phần lớn nguồn gỗ, cỏ, mật ong và goal-pata (một loại cây sống gần rừng đước, lá của nó đựơc sử dụng để lợp mái nhà) của Băng – la – đet đều đến được lấy từ khu rừng này.

Theo UNESCO, khoảng 40% của vùng này đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi cơn bão Sidr, nhất là vùng trung tâm Miền Tây Sundarbans – khu vực đa dạng sinh học nhất thuộc di sản thiên nhiên thế giới này. Các nhà truyền thông khu vực cho rằng hơn 3 triệu cây trong khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão với những thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 150 triệu đôla. Người ta cũng lo ngại rằng phần lớn cuộc sống hoang dã của động vật ở đây đã bị mất – với môi trường sống tự nhiên và nguồn thức ăn bị thiệt hại nặng nề. Cùng với những thiệt hại môi trường, với những mất mát về cơ sở hạ tầng thì ở đây cũng sẽ mất đi khoảng 3000 khách du lịch mỗi tháng.

Hasan Mansur, chủ tịch Hội liên hiệp Du lịch Băng – la – đet nhấn mạnh: “Tôi tin rằng sự kiện do cơn bão này sẽ làm giảm các khách du lịch đến Sundarbans trong một khoảng thời gian nhất định”

UNESCO tin tưởng rằng việc tái sinh khu rừng này sẽ kéo dài từ 10 – 15 năm, trong khi đó những ý kiến khác cho rằng thời gian cần thiết có thể lâu hơn (có thể lên tới 30 năm). Tuy nhiên, điều mà UNESCO lo ngại hiện nay chính là việc săn bắn trộm và những sự xâm phạm khác có thể kéo dài quá trình này và kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ chính phủ Băng – la – đet tái xây dựng lại chức năng của Bộ Lâm nghiệp để quản lý địa điểm này bằng cách sửa chữa và xây dựng lại các cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão, đặc biệt là tàu thuyền và hệ thống thông tin.