Cuộc tấn công của các loài ngoại lai

ThienNhien.Net – Một trong những mối đe doạ nghiêm trọng và ít được biết nhất đối với hệ sinh thái là vấn đề các loài xâm lấn – động, thực vật ngoại lai và các sinh vật khác được mang vào môi trường sống, sinh sôi nảy nở với tốc độ nhanh chóng, thường thay thế các loài ở bản địa và làm giảm tính đa dạng sinh học.

Những loài xâm chiếm phát triển mạnh nhất ở các vùng giàu nguyên liệu cho sinh trưởng, chẳng hạn như nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng. Các nhà sinh vật học từng cho rằng các loài sinh vật lạ ít đáng lo ngại hơn ở những nơi nghèo tài nguyên bởi vì chúng ít có khả năng cạnh tranh với các loài ở bản địa vốn đã thích nghi với môi trường sống hàng ngàn năm qua. Nhưng một nghiên cứu mới của trường đại học Stanford đã nhận thấy các thực vật xâm lấn có thể phát triển khoẻ mạnh trong môi trường ít thuận lợi bằng cách riêng của chúng để sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn.

Công trình nghiên cứu này đã đưa ra một hướng mới về cách mà những kẻ xâm chiếm đã thành công, có thể làm thay đổi cách mà các nhà khoa học nghĩ về các sinh vật xâm lấn và cách kiềm chế chúng, theo ý kiến của các tác giả công trình được đăng trên tạp chí Nature ngày 26 tháng 4 vừa qua.
 
“Điều gây ngạc nhiên đối với chúng tôi là có cả những loài động thực vật có thể xâm chiếm những hệ tài nguyên nghèo nàn“, tiến sĩ Jennifer Funk, chuyên gia thuộc khoa Sinh vật học của trường Stanford và là tác giả dẫn đầu công trình nghiên cứu đã nhận xét . “Nhiều người thường nghĩ rằng những hệ tài nguyên nghèo là không thể bị xâm chiếm. Họ cho rằng những giống cây bản địa có điều kiện ‘sân nhà’rất thuận lợi, bởi vì chúng tiến hoá ở đó”.
 
Sự tăng trưởng của “kẻ lanh lợi”
 
Theo tác giả Funk và Vitousek, cây phải dựa vào ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng, nước để sinh trưởng, và nếu thiếu bất kì yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của chúng. Tuy nhiên, khi thực vật sử dụng những nguồn nguyên liệu này hiệu quả hơn thì chúng có thể quang hợp, sinh trưởng và phát triển mạnh hơn.
 
Để so sánh năng suất sử dụng nguồn tài nguyên của thực vật xâm lấn và thực vật bản địa, các nhà khoa học đã nghiên cứu 3 hệ sinh thái ở Hawaii, gồm 1 khu vực có rừng với lượng ánh sáng giới hạn, 1 vùng đất núi lửa có ít chất dinh dưỡng và 1 vùng sa mạc. Họ đem so sánh 19 loài xâm chiếm với 19 giống bản địa có quan hệ gần gũi nhau, ví dụ như quả mâm xôi xâm chiếm với quả mâm xôi bản địa. Sử dụng một dụng cụ điện tử kẹp lá của những cái cây này, các nhà nghiên cứu kiểm tra lượng ánh sáng chiếu vào mỗi chiếc lá , tiếp đến tiến hành đo tỉ lệ quang hợp và hấp thụ nước. Sau đó, họ nghiền những chiếc lá này và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định rõ chất dinh dưỡng chứa trong đó. Bằng cách tính tỉ lệ của nguyên liệu được sử dụng trên tỉ lệ quang hợp, các nhà khoa học có khả năng xác định được hiệu quả sử dụng các yếu tố để quang hợp của mỗi loại cây.
 
Trong ngắn hạn, thực vật xâm hại có thể phát triển tốt hơn  nhưng về lâu dài thì cũng không có gì khác biệt”, tiến sĩ Funk khẳng định” Chúng tôi ngạc nhiên rằng những giống cây xâm hại này lại không hề gặp chút bất lợi nào ngay cả trong điều kiện khan hiếm tài nguyên ”.
 
Hiểu biết về kẻ thù
 
Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm soát các loài xâm lấn, Chris Field, giáo sư sinh vật học ở Stanford và cũng là giám đốc cơ quan Carnegie của tổ chức sinh thái học toàn cầu đã nói:
“Nếu bạn muốn chế ngự một loài xâm chiếm, bạn cần biết những đặc tính của chúng và đưa ra mục tiêu nhằm vào những đặc tính đó”.
 
Tiến sĩ Funk nhấn mạnh đến những nghiên cứu gần đây đã cố gắng loại những kẻ xâm chiếm bằng cách cắt giảm một cách từ từ những nguyên liệu có sẵn, chẳng hạn như trộn đường vào đất để giữ lại chất dinh dưỡng hoặc ngăn ánh sáng bằng vải dầu/tấm nhựa. Nhưng những thí nghiệm này chỉ đưa lại một vài thành công nhỏ. Funk phát biểu:“ Những kết quả của chúng ta có thể giải thích tại sao phương pháp ấy không có tác dụng đối với tất cả những loài xâm chiếm “.
 
Theo Peter Vitousek giáo sư sinh vật học ở Stanford, đồng tác giả công trình nghiên cứu, những phương pháp hiện nay chống lại các loài xâm hại thường là phát hiện sớm và sau đó là di dời, chẳng hạn như nhổ cỏ dại triệt để hoặc đưa vào những động vật chuyên ăn những loài cây xâm hại đó.
 
Để xác định rõ loài nào có ảnh hưởng, một số cơ quan chính phủ ở nhiều quốc gia, bao gồm cả công viên quốc gia Hoa Kì, cũng duy trì danh sách các loài có khả năng xâm hại. Các nhà khoa học xem xét nhiều nhân tố để đánh giá giống cây nào được đưa vào danh sách, nhưng để xác định ở loài xâm hại nào đe doạ  lớn nhất thì vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu tiếp.
 
“Với những thông tin mới này, chúng ta có thể nhìn vào những danh sách ấy với suy nghĩ rằng chúng ta làm tốt hơn việc bổ sung thêm những loài tận dụng tài nguyên thực sự ”, Vitousek nói, “ và sau đó chúng ta có thể triệt hạ dần chúng”.