Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã – “Sóng ngầm” ở vùng biên – Bài 3

Bài 3: Tôi đi cứu hộ thú rừng

Những ngày đi thực tế, tôi đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua lại những con tê tê, chồn, mèo rừng đang bị nhốt, giao lại cho lực lượng kiểm lâm cứu hộ.

Các loại thú rừng như tê tê, chồn…còn sống, được đầu nậu bán với giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Rắn hổ chúa giá từ 2 – 3 triệu đồng tùy trọng lượng, điều kiện giao hàng dễ hay khó. Các loại thú rừng khác như mèo rừng, bò tót, cheo, nhím, khỉ, voọc…có giá rẻ hơn, từ vài trăm ngàn đến khoảng 1 triệu đồng 1kg.

Điều đó cho thấy, tình trạng buôn bán, tiêu thụ các loại thú rừng, dù kín đáo, nhưng vẫn khá phổ biến, chỉ cần có “thổ địa” kết nối, muốn mua loại thú nào cũng có.

Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã – “Sóng ngầm” ở vùng biên – Bài 1

Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã – “Sóng ngầm” ở vùng biên – Bài 2

Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã – “Sóng ngầm” ở vùng biên – Bài 3

Con mèo rừng hung tợn

Buổi sáng, khi chúng tôi và Q. đang ngồi nhâm nhi ly trà ở nhà anh thì điện thoại của Q. đang đặt trên bàn rung bần bật. Q. nhìn màn hình rồi thông báo: “Thằng C. nó gọi. Chắc có hàng”, rồi dùng tay gạt nút nhận cuộc gọi, mở loa ngoài cho chúng tôi cùng nghe. “Gì đấy”, Q. hỏi. Đầu dây bên kia đáp: “Có con mèo rừng hơn 3 ký, nhưng hơi xấu, mấy anh có lấy không?”. Q. hỏi: “xấu thế nào?”. “nó dính bẫy, bị thương ở chân. Hàng đẹp giá 500 ngàn 1 ký, con này em lấy 370 thôi”. Tôi nghe vậy gật đầu ra dấu với Q., anh liền nói: “Mang đến đây cho anh nha”.

Con mèo rừng được PV mua lại với giá 1.250 ngàn đồng. Ảnh: PV.

Ngay sau khi Q. vừa cúp máy, điện thoại anh lại rung tiếp. Q. nhìn màn hình rồi nói: “Đây là ông H., một đầu nậu thú rừng tôi quen. Hôm qua tôi gọi hỏi, ổng nói khi nào có ổng báo”, rồi bắt máy. Người đàn ông tên H. cho biết, đang có 2 con tê tê, 1 con chồn, tổng cộng 12,3 kg, cả 2 loại bán đồng giá 1,8 triệu đồng/kg. Q. nghe xong, nói: “Mấy ông khách đang ở đây, để tôi dẫn họ đến nhà anh xem hàng trực tiếp nha?”. Người đàn ông ở đầu dây “ok” rồi cúp máy.

Cuộc nói chuyện giữa Q. và ông H. vừa dứt cũng là lúc C. mang con mèo rừng dựng trong bao lưới đến.

Qua lớp lưới dày, tôi nhìn thấy con mèo bên trong với lớp lông vằn vện như da báo. Khuôn mặt con mèo cũng có nét mặt hổ, rất đẹp. Mặc dù một chân có vẻ bị thương khá nặng, nó liên tục liếm vết thương. Mặc dù bị thương, nhưng tính dữ tợn vẫn còn nguyên. Do lần đầu tiên tiếp xúc với loài thú hoang này nên tôi chủ quan, thấy nó nằm im, tôi đưa điện thoại sát túi lưới để chụp hình cho rõ, không ngờ, nó khè một tiếng rất to, rồi chồm lên, táp vào tay tôi. Dù qua lớp lưới cước dày, nhưng tay tôi vẫn bị con mèo táp trúng, chảy máu. Tôi bất ngờ nên té bổ ngửa.

Mặc dù bị thương, nhưng con mèo vẫn kịp “táp” PV chảy máu. Ảnh: PV.

“Chở con này trên xe mà không sợ kiểm lâm, công an sao?”, tôi hỏi C. “Con này bình thường mà, có gì đâu”. “Mèo rừng là động vật nguy cấp, quý hiếm, cấm săn bắt, vận chuyển, tiêu thụ, anh không biết sao?”, tôi hỏi tiếp. “Không, người ta chở hoài, mua bán hoài, có sao đâu”, C. khẳng định.

Viện cớ có việc gấp phải đi, nhờ Q. gọi điện thoại hẹn ông H., hẹn trưa mai lên gặp. Sau đó, tôi và T. vội vàng lên xe về Đồng Xoài. Trên xe, tôi gọi cho anh Trần Văn Trưởng, cán bộ Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, và Kiểm lâm Đồng Xoài thông báo về việc người dân giao cho chúng tôi một cá thể mèo rừng bị thương để hỗ trợ cứu hộ.

Khoảng hơn 2 tiếng sau, chúng tôi về đến Đồng Xoài, lực lượng kiểm lâm, cứu hộ đã đợi sẵn. Sau khi kiểm tra kỹ con mèo, ông Nguyễn Từ Hải, Phó đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động TP. Đồng Xoài cho biết, con mèo rừng này có tên khoa học là Prionailurus bengalensis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Lực lượng kiểm lâm Đồng Xoài tiếp nhận con mèo rừng để cứu hộ. Ảnh: PV.

Theo ông Hải, mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Chúng sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á, có họ hàng với báo lửa, cùng với mèo lửa Borneo Pardofelis badia hợp thành chi pardofelis.

Còn anh Trần Văn Trưởng, giám đốc Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, VQG Bù Gia Mập cho biết, nhìn bộ lông con mèo thì bước đầu nhận định đây là mèo gấm, với đặc trưng là bộ lông rất đẹp, lớp lông dày, mịn, màu xám xanh hoặc xám nâu, nhiều hoa văn cẩm thạch xung quanh, chân và đuôi có nhiều đốm thẫm.

“Hiện nay, số lượng mèo gấm trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 con và chúng vẫn đang tiếp tục giảm. Quỹ Thế giới bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cảnh báo, mèo rừng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng, nằm trong Sách đỏ, cần bảo vệ khẩn cấp. Nguyên nhân là vì chúng có bộ lông đặc trưng, nên nhiều người tìm cách săn bắt để lấy lông hoặc làm thú nuôi. Ngoài ra, diện tích rừng giảm mạnh khiến môi trường sống bị thu hẹp cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm số lượng mèo rừng nói riêng và động vật hoang dã nói chung”, anh Trần Văn Trưởng, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, VQG Bù Gia Mập, Bình Phước.

 

Thông tin từ Trung tâm cứu hộ ĐVHD VQG Bù Gia Mập cho biết, con mèo rừng phải tháo khớp chân, chỉ còn lại 3 chân. Nó không thể về với tự nhiên được nữa, phải sống trong trung tâm cứu hộ suốt đời. Ảnh: PV.

“Yên tâm, anh bảo lãnh cho”

Sáng hôm sau, sau khi gọi điện cho Q. nhắc lại việc đến nhà ông H. xem hàng, chúng tôi lại quay lên Lộc Ninh.

Nhà ông H. nằm cách cửa khẩu chỉ vài trăm mét, ngay mặt tiền QL13, đang đầu tư mở rộng. “Nhà ông n%