80% đất trồng trọt sẽ đối mặt với khan hiếm nước tồi tệ hơn

Theo một nghiên cứu mới trên Tạp chí AGU về Tương lai của Trái đất, ngành nông nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước trầm trọng hơn khi 80% diện tích đất trồng trọt trên thế giới sẽ thiếu nước vào năm 2050.

Đất trồng trọt bị ảnh hưởng bởi hạn hán. (Ảnh minh họa)

Trong 100 năm qua, nhu cầu sử dụng nước đã tăng gấp đôi so với dân số thế giới. Khan hiếm nước là vấn đề đáng lo ngại của ngành nông nghiệp mỗi châu lục, đồng thời là mối đe dọa lớn đối với an ninh lương thực. Mặc dù vậy, hầu hết các mô hình phân tích tình trạng khan hiếm nước đều không đưa ra được cái nhìn toàn diện về Green Water (nước xanh lục) và Blue Water (nước xanh dương)

Nước mưa bao phủ ngành nông nghiệp chiếm tới 80% diện tích đất và chịu trách nhiệm cho khoảng 60% sản lượng cây trồng. Khi trời mưa, nước mưa sẽ thấm qua lớp đất và cung cấp từ từ cho cây trồng. Một phần nước mưa như vậy gọi là nước xanh lục. Tính chất của loại nước này phụ thuộc nhiều vào khu vực có mưa.

Ngược lại, nước từ các sông, hồ và các tầng chứa nước như nước ngầm được gọi là nước xanh dương. Khi trời không mưa, lượng nước xanh dương dùng cho ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20%. Lượng nước này chịu ảnh hưởng nhiều bởi quá trình bay hơi và được sử dụng cho ngành thủy điện, công nghiệp, khai thác khoáng sản… Hiện tại, nguồn nước xanh dương còn bị xâm nhập mặn.

Ông Mesfin Mekonnen, trợ lý giáo sư thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Đại học Alabama cho biết, nghiên cứu của Tạp chí AGU đã đánh giá kịp thời tác động của khí hậu đối với nguồn nước sẵn có trên các vùng trồng trọt.

Ngoài ra, nghiên cứu đã phát triển một chỉ số chỉ tình trạng khan hiếm nước xét trên cả hai phương diện là nguồn nước xanh lục và xanh dương”

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong điều kiện biến đổi khí hậu, tình trạng khan hiếm nước nông nghiệp toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn trong phạm vi 84% diện tích đất trồng trọt và dự đoán khoảng 60% diện tích đất sẽ mất nguồn cung cấp nước.

Nghiên cứu sẽ giúp các quốc gia đánh giá ảnh hưởng và nguyên nhân của tình trạng khan hiếm nước nông nghiệp, từ đó, phát triển các chiến lược để giảm tác động của hạn hán trong tương lai.

Hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp giúp ích cho việc bảo tồn nguồn nước nông nghiệp. Nông dân có thể làm giảm sự bốc hơi từ đất thông qua phương pháp No-till Farming- canh tác không cày xới, từ đó cho phép lượng nước thấm vào mặt đất nhiều hơn, điều chỉnh tốt hơn sự phát triển của cây trồng. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang cũng giúp giảm tốc độ nước chảy và ngăn chặn xói mòn đất.