Hà Lan: 40 tỷ USD có đủ để chống lại biến đổi khí hậu?

Ngày 10/1, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hà Lan cam kết đầu tư 35 tỷ Euro (40 tỷ USD) cho các giải pháp khí hậu trong 10 năm tới.

Lễ nhậm chức của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte diễn ra sau khi 4 đảng trong liên minh cầm quyền đạt được thỏa thuận về thành lập Chính phủ – tiến trình kéo dài 10 tháng kể từ khi diễn ra cuộc tổng tuyến cử vào tháng 3/2021.

Tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Rutte cho biết Chính phủ liên minh muốn đặt nền móng cho thế hệ tương lai, đặc biệt trong vấn đề chống biến đổi khí hậu khi khoảng 1/3 diện tích đất liền của Hà Lan nằm dưới mực nước biển.

Cụ thể, Chính phủ liên minh Hà Lan cam kết đầu tư 35 tỷ Euro (40 tỷ USD) cho các giải pháp khí hậu trong 10 năm tới.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. (Ảnh: VnExpress)

Ngoài ra, Chính phủ của ông Mark Rutte cũng cam kết xây 2 trạm điện hạt nhân mới và tiến tới đạt mục tiêu trung hòa khí thải CO2 vào năm 2050, góp một phần nỗ lực ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu khi nước này là một trong những quốc gia đông dân và nằm ở vị trí thấp nhất so với mực nước biển.

Thành phần Chính phủ Hà Lan lần này đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của một Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu.

Ông Rob Jetten, 34 tuổi, đã được bổ nhiệm chức vụ này với nhiệm vụ giúp Hà Lan cắt giảm khí thải và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, Thủ tướng Rutte cho biết, Chính phủ liên minh muốn đặt nền móng cho thế hệ tương lai, đặc biệt trong vấn đề chống biến đổi khí hậu khi khoảng 1/3 diện tích đất liền của Hà Lan nằm dưới mực nước biển.

Đây là Chính phủ liên minh thứ 4 do Thủ tướng Rutte lãnh đạo kể từ năm 2010. Đến cuối năm nay, ông Rutte, 54 tuổi, sẽ trở thành thủ tướng tại vị dài nhất của Hà Lan.

Theo Chiến lược Quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu cho ra mắt năm 2016, các nhà hoạch định chính sách Hà Lan cho rằng, có 6 tác động của biến đổi khí hậu cần hành động ngay lập tức: Gia tăng nhiệt dẫn đến gia tăng bệnh tật, nhập viện và tử vong, cũng như giảm năng suất, tăng nguy cơ bị ung thư. Sự ngưng trệ thường xuyên hơn của các hệ thống thiết yếu như năng lượng, viễn thông, CNTT và cơ sở hạ tầng giao thông. Các vụ mùa thất thu hoặc các vấn đề khác trong ngành nông nghiệp, chẳng hạn như giảm sản lượng, hoặc thiệt hại cho nguồn sản xuất. Chuyển đổi vùng khí hậu, theo đó một số loài thực vật và động vật sẽ không thể di chuyển hoặc thích ứng do thiếu một không gian phối hợp quốc tế. Gánh nặng sức khỏe và mất năng suất do sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm hoặc dị ứng (hô hấp). Các ảnh hưởng tích lũy gây nên hiệu ứng dimono.

Mỗi hiệu ứng do biến đổi khí hậu gây ra sẽ ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau đến 9 lĩnh vực kinh tế và xã hội: Quản lý nước và không gian; Thiên nhiên; Nông nghiệp, trồng trọt và thủy sản; Sức khỏe; Giải trí và du lịch; Cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt, nước và hàng không); Năng lượng, công nghệ thông tin và viễn thông; An toàn và an ninh.

Là quốc gia có phần rất lớn diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển, Hà Lan trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm với các hiệu ứng do biến đổi khí hậu gây ra. Để phát triển bền vững, quốc gia nổi tiếng thế giới về trị thủy này không có lựa chọn nào khác là phải tìm cách đương đầu với các thách thức ngày càng hiện hữu của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, chính sách của chính phủ Hà Lan tập trung vào: Thích ứng với biến đổi khí hậu (bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lũ lụt và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt, sản xuất nông nghiệp, môi trường và sức khỏe…); Giảm phát thải khí nhà kính (bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chăn nuôi gia súc…).

Hà Lan đang phấn đấu trở thành nước dẫn đầu thế giới về các công nghệ thông minh, sạch và tiết kiệm năng lượng. Chính quyền Trung ương hỗ trợ phát triển và tiếp thị các công nghệ mới.