WildAid truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng tại Nigeria

Lo lắng trước sự cạn kiệt của động vật hoang dã ở Nigeria, một tổ chức bảo tồn, trong đó có WildAid kêu gọi người tiêu dùng nâng cao nhận thức về những nguy hiểm liên quan đến việc tiêu thụ động vật hoang dã.

Tổ chức này cảnh báo động vật hoang dã ở Nigeria đang phải đối mặt với một số mối đe dọa, bao gồm săn trộm để lấy các bộ phận cơ thể và thịt, mất môi trường sống do nạn phá rừng, phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, Nigeria nổi lên là điểm trung chuyển số một trên thế giới về buôn lậu ngà voi và tê tê bất hợp pháp cũng như là thị trường lớn cho thịt thú rừng bất hợp pháp.

Tháng 1/2019, Hải quan Hồng Kông thu giữ ngà voi và vảy tê tê trị giá hơn 8 triệu USD từ một container vận chuyển đến từ Nigeria.

Hàng loạt động vật hoang dã của Nigeria đã suy giảm và các loài như sư tử, voi, khỉ đột, tinh tinh, khỉ mặt chó trắng và cá sấu đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.

Ảnh minh họa: ©Juan Diego Pérez Fernández, Costa Rica

Các nhà bảo tồn ước tính Nigeria chỉ còn lại ít hơn 500 cá thể voi, 100 con khỉ đột sông Cross và khoảng 50 cá thể sư tử; tê tê đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc trên bờ vực tuyệt chủng trong khi các loài đang suy giảm khác, bao gồm cá sấu và các loài linh dương như grass cutters, duikers được tìm thấy rộng rãi ở các chợ bán thực phẩm trên khắp đất nước.

Peter Knight, chủ tịch kiêm người sáng lập WildAid cho biết đơn vị đang bắt đầu một chiến dịch quy mô lớn để giảm tiêu thụ thịt thú rừng ở đô thị ở Nigeria thông qua phương thức truyền thông thay đổi hành vi. “Chúng tôi sẽ sản xuất phim tài liệu ngắn, sản xuất báo cáo và các tài liệu truyền thông hướng tới hàng triệu cư dân đô thị thông qua đài phát thanh, báo chí, truyền hình, mạng xã hội, bảng quảng cáo và áp phích”, ông cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân Nigeria ăn thịt rừng vì hương vị và gợi nhớ về cuộc sống làng quê. Tuy nhiên, vấn đề đối với các chợ thịt rừng ở đô thị là chúng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng địa phương mà còn trở thành nguồn cung cấp chính cho buôn bán trái phép động vật hoang dã sang châu Âu, châu Á.

Knight nhấn mạnh sự cấp thiết phải phát triển các giải pháp thay thế cho việc tiêu thụ thịt rừng cho người mua và người tiêu dùng như nuôi gà tây và gà địa phương có khả năng kháng bệnh, sản xuất nhiều trứng và thịt cũng như nuôi cá mèo. Đây là cách dễ dàng để mọi người hướng tới một hình thức sử dụng thịt bền vững hơn, không có bệnh tật so với tiêu dùng động vật hoang dã.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông, WildAct dự kiến phối hợp với các cơ sở tôn giáo để thu hút các nhà lãnh đạo quan tâm tới vấn nạn tham nhũng trong bảo tồn động vật hoang dã, từ đó có những hỗ trợ tích cực để thay đổi thực trạng này.

Ý Nhi (Theo Guardian)

Nguồn: