Tội phạm công nghệ cao về động vật hoang dã trỗi dậy

Việc buôn bán trái phép ĐVHD đã thay đổi cùng với sự phát triển và khả năng tiếp cận Internet. Các loài động vật từng được bán trên thị trường hiện được bán dưới các dưới hình thức trực tuyến ẩn danh. Do đó, một thị trường trực tuyến mà phần lớn không được kiểm soát đang cho phép các tập đoàn tội phạm buôn bán các sản phẩm ĐVHD thu được trái phép và vận chuyển chúng đi khắp thế giới. Thị trường này đã giúp cho việc mua vây cá mập, vảy tê tê và sừng tê giác trở nên dễ dàng.

Còn không đầy 4000 cá thể hổ hoang dã. (Ảnh: IFAW)

Tuy nhiên, nhu cầu sản phẩm từ ĐVHD không chỉ giới hạn ở hổ mà cả voi, tê giác, tê tê, cá mập và nhiều loài khác. Thế giới buôn bán và săn trộm ĐVHD do các tổ chức tội phạm có tổ chức cao điều khiển, thu lợi hơn 20 tỷ đô la mỗi năm. Đây là lĩnh vực bất hợp pháp có lợi nhuận cao thứ tư sau ma túy, vũ khí và buôn người, bị coi là yếu tố quan trọng góp phần vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ sáu.

Tháng 7/ 2013, Krishnamurthy Ramesh, trưởng chương trình giám sát khu bảo tồn hổ Panna ở miền trung Ấn Độ nhận được cảnh báo có người đang tìm cách truy cập vào email để lấy báo cáo đã được mã hóa về một cá thể hổ Bengal nguy cấp.

Hổ được coi là “vàng di động” trên thị trường chợ đen. Dù các công ty sản xuất y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) cấm sử dụng các bộ phận hổ thì vẫn còn đó thị trường béo bở coi hổ là hàng xa xa xỉ, nhất là xương hổ.

Mặc dù nỗ lực đăng nhập đáng ngờ đã bị máy chủ của Ramesh ngăn cản và vị trí chính xác của cá thể hổ được mã hóa nhưng việc này cho làm bật lên nguy cơ tọa độ GPS của động vật nguy cấp rơi vào tay kẻ xấu.

Báo cáo do IFAW công bố năm 2018 xác định được hơn 5.000 quảng cáo trên hơn 100 thị trường trực tuyến và nền tảng truyền thông xã hội, lập danh mục gần 12.000 mẫu vật nguy cấp và bị đe dọa trị giá gần 4 triệu USD. Báo cáo không bao gồm các mặt hàng được quảng cáo trong các nhóm Facebook kín hoặc riêng tư, các trang web được bảo vệ bằng mật khẩu hoặc phần ẩn của internet – web đen.

Rikkert Reijnen, Giám đốc chương trình tội phạm ĐVHD thuộc IFAW mô tả: “Nhiều loài bị tội phạm ĐVHD săn đuổi đến mức số lượng sắp không đủ để duy trì quần thể. Một số loài, chẳng hạn như tê giác có thể đã đạt đến điểm bùng phát đó. Triệt phá tội phạm mạng về ĐVHD là một thành phần quan trọng để đảm bảo quyền lợi, an toàn và sự sống còn của các loài động vật có nguy cấp và bị đe dọa”.

Điều đáng lo ngại là thị trường trực tuyến bất hợp pháp không phải là “mối đe dọa kỹ thuật số” duy nhất đối với ĐVHD nguy cấp. Trong những năm gần đây, tin tặc đã khai thác chính hệ thống được thiết kế để giám sát và bảo vệ những loài động vật này. Bằng cách giải mã dữ liệu vị trí từ thẻ radio và vòng cổ GPS, tin tặc có thể truy dấu hoặc tiết lộ nơi cư trú cho những kẻ sẽ làm hại động vật.

GS sinh học Steven J. Cooke thuộc đại học Carleton chỉ ra một số rắc rối khi thẻ radio và vòng cổ được sử dụng để “xác định vị trí, làm phiền, bắt, làm hại hoặc giết các động vật được gắn thẻ”, bao gồm cả những con cá mập trắng bị giết ở Tây Úc do những cá nhân theo dõi tín hiệu radio của chúng để “giảm xung đột giữa con người và ĐVHD”, cũng như nỗ lực của các nhóm “đàn áp sói” nhằm giải mã dữ liệu trên vòng cổ radio để săn lùng và giết sói trong Vườn quốc gia Yellowstone.

Đốt ngà voi tịch thu ở Kenya. (Ảnh: IFAW)

Theo nhà tội phạm học về ĐVHD Monique Sosnowski, có hai cách chính những kẻ săn trộm có thể truy cập dữ liệu theo dõi động vật: “Đầu tiên, họ có hối lộ những cá nhân tham nhũng như các tổ chức chống săn trộm hoặc hướng dẫn viên chịu trách nhiệm xác định vị trí và bảo vệ những loài này”.

Khi nói đến tự xâm nhập vào hệ thống theo dõi, Sosnowski lưu ý rằng việc này đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn và do đó nhiều khả năng do các mạng lưới tội phạm có tổ chức thực hiện. “Các trường hợp này xảy ra khắp thế giới vì những kẻ săn trộm cố gắng truy cập vào dữ liệu GPS hoặc lợi dụng tín hiệu vô tuyến VHF”.

Chuyên gia an ninh quốc tế Tarah Wheeler thuộc New America nêu bật lên cách thứ ba “những kẻ săn trộm công nghệ cao” có thể theo dõi ĐVHD. Nếu cài đặt vị trí trên điện thoại di động của bạn được bật khi chụp ảnh động vật, dữ liệu đó sẽ được nhúng vào ảnh bạn đăng trên mạng xã hội, tạo ra một lộ trình kỹ thuật số cho những kẻ săn trộm theo dõi ĐVHD.

“Do cách điện thoại di động theo dõi vị trí của bạn hiện nay, bạn không cần phải bình luận ảnh của ai đó thì mới biết họ đã ở đâu vào một thời điểm nhất định. Siêu dữ liệu, bao gồm cả kinh độ và vĩ độ chính xác, gắn chặt vào nền của ảnh”.

Hệ thống Hack the Poacher

Cũng như cách những kẻ săn trộm truy cập dữ liệu theo dõi động vật thông qua những bức ảnh tự chụp trong kỳ nghỉ được đăng từ điện thoại thông minh, các kỹ sư phần mềm thuộc Hack the Planet là Tim van Deursen và Thijs Suijten đã tạo ra một hệ thống phát hiện nhằm lật ngược tình thế.

Van Deursen và Suijten thiết kế hệ thống Hack the Poacher với mục đích ngăn chặn những kẻ săn trộm xâm nhập các khu bảo tồn và hỗ trợ lực lượng kiểm lâm trong cuộc chiến chống tội phạm ĐVHD. Hệ thống sử dụng các cảm biến được đặt khắp khu vực mục tiêu để phát hiện tín hiệu điện thoại di động GSM của kẻ săn trộm cũng như tần số radio nhằm cảnh báo cho kiểm lâm tuần tra các điểm nóng săn trộm. Hack the Poacher có hiệu quả với các công viên riêng lẻ để điều chỉnh công nghệ cho phù hợp với những vấn đề mà kiểm lâm đối mặt trên thực địa tại các điểm nóng săn trộm cụ thể.

Suijten cho biết: “Khi điện thoại di động của bạn đang bật thì sẽ luôn tìm kiếm các cột GSM. Ngay cả khi không có sóng GSM, điện thoại di động đang bật vẫn sẽ luôn tìm kiếm và truyền tín hiệu mạnh để kết nối với dịch vụ”.

55 cá thể voi bị những kẻ săn trộm giết mỗi ngày. (Ảnh: IFAW)

Hệ thống Hack the Poacher có thể giám sát tới 300 km2 chỉ với 30-40 cảm biến. Những người sáng lập tin rằng hệ thống này có thể hoạt động song song với các công cụ khác như bẫy ảnh tự động, máy học và hình ảnh vệ tinh, gửi cảnh báo cho kiểm lâm trong thời gian thực và đi trước những kẻ săn trộm một bước.

Van Deursen chia sẻ: “Nhiều sáng kiến trước đây tập trung vào tối ưu hóa khả năng phát hiện những kẻ săn trộm bằng cách sử dụng máy bay không người lái, camera quan sát ban đêm, radar và vệ tinh. Dù những kỹ thuật này hiệu quả, nhưng chi phí thường quá cao để thực hiện trên quy mô lớn hoặc công nghệ quá tiên tiến để những người không chuyên có thể vận hành”.

Hợp tác để cứu ĐVHD

Cũng giống như Hack the Poacher nỗ lực ngăn chặn nạn săn trộm tại nguồn, IFAW đang phối hợp với các công ty thương mại điện tử, công nghệ và truyền thông xã hội lớn nhất thế giới để đóng cửa các chợ trực tuyến buôn lậu ĐVHD.

Danielle Kessler, quyền Giám đốc IFAW Mỹ cho biết: “Chúng tôi xây dựng rất nhiều quan hệ đối tác sáng tạo và độc đáo để giải quyết tội phạm công nghệ cao và phân tích dữ liệu liên quan đến buôn bán ĐVHD. Thông qua Liên minh chấm dứt buôn bán ĐVHD trực tuyến, chúng tôi cộng tác với 36 công ty công nghệ trên khắp các châu lục, chẳng hạn như eBay, Google, Microsoft và Tencent, nhằm thống nhất và tối đa hóa tác động nhằm giảm buôn bán ĐVHD trực tuyến”.

Đối với Suijten, tập trung vào những kỹ năng cứng như kỹ thuật phần mềm là rất quan trọng, nhưng việc xây dựng mối quan hệ, khả năng thích ứng và ứng phó theo hoàn cảnh đã được chứng minh là vô giá đối với thành công của Hack the Poacher.

“Thật đáng kinh ngạc về mức độ tác động của chúng ta với máy móc thông minh, công nghệ thực dụng và một chút băng keo”.

Thế Anh (Theo PBS)

Nguồn: