Nguy cơ mắc ung thư từ bãi phế liệu điện tử đầu tiên trên thế giới

Ghana đã trở thành một trong những “bãi rác thải điện tử” lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp nguy hiểm này đang khiến hàng nghìn người dân quốc gia Tây Phi đối mặt với nguy cơ nhiễm ung thư.

Theo kênh truyền hình Nga RT, bãi phế liệu điện tử gần thủ đô Accra của Ghana đã khiến khu vực lân cận bị nhiễm độc tố, môi trường ô nhiễm và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người dân địa phương. Hiện có khoảng 200.000 tấn (khối lượng tương đương hơn 1.000 con cá voi xanh ) rác thải điện tử trên toàn cầu đổ về bãi phế liệu tại Accra. (xem video dưới – nguồn: RT)

Trên thực tế, bãi phế liệu khổng lồ này mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người lao động tại khu vực. Công việc hàng ngày của họ là leo lên những núi rác khổng lồ các linh kiện, thiết bị điện tử bị vất bỏ để tìm kiếm và lựa chọn những phần kim loại có thể nung chảy, lấy sắt và đồng thau.

Quá trình khai thác và tách kim loại như thế rất nguy hiểm do thải độc tố vào không khí và gây ra loạt vấn đề về sức khỏe và môi trường nghiêm trọng như các cơn đau mãn tính, thai chết lưu, gây tổn thương chuỗi thức ăn. Các công nhân tại bãi phế liệu cho biết họ phải chịu những cơn đau tức như đau ngực, đau đầu do hít phải khói từ công đoạn nung chảy thiết bị, linh kiện điện tử.
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức mạng lưới môi trường, IPEN và Mạng lưới hành động Basel, quá trình tiếp xúc lâu dài với khói độc hại có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể như ung thư hoặc gây hại cho hệ thống miễn dịch, thần kinh. Jindrich Petrlik, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình đang được cải thiện.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các các độc tố chết người đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Gà nuôi gần bãi phế liệu hấp thụ chất độc vào cơ thể, khiến những người ăn thịt hoặc hoặc trứng gà đối mặt với các nguy cơ lớn về sức khỏe. Độc tố ô nhiễm cũng đã được phát hiện trong sữa mẹ, có nghĩa là chất độc được truyền từ mẹ sang con.