Xem các “vị thần” làm lễ tục của rừng thiêng

Người Nùng ở xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vẫn còn lưu giữ tục cúng rừng để tưởng nhớ công lao của người anh hùng Hoàng Văn Thùng đã lãnh đạo nhân nhân các tộc người trên dãy núi Tây Côn Lĩnh chống lại giặc xâm lược phương Bắc.

Hàng thế kỷ nay, khu rừng thiêng thuộc bản xã Pố Lồ phát triển xanh tốt bởi người dân sinh sống ở dãy núi Tây Côn Lĩnh quan niệm rằng, khu rừng là nguồn gốc của sự sống, sự sinh sôi và là linh vật giữ đất.
Có lẽ vì thế mà những năm gần đây, do nhiều yếu tố, Hà Giang đã trở thành một tỉnh thiếu nước trần trọng mỗi khi mùa khô đến nhưng những người dân sinh sống ở Hoàng Su Phì vẫn có đầy đủ nước sinh hoạt, nước tươi tiêu quanh năm từ con suối trên rừng thiêng Pố Lồ cung cấp.
Sau phần Lễ, hội đồng thầy cúng sẽ xem xương gà để đoán biết sự may rủi của dân bản trong thời gian tới.
Nhờ quan niệm mỗi gốc cây là có một vị thần trú ngụ nên hàng trăm năm nay, rừng thiêng Pố Lồ được bảo quản và phát triển thành khu rừng nguyên sinh tươi tốt, có dòng suối ăm ắp nước quanh năm cung cấp nước cho cuộc sống người dân trong vùng.
Lễ cúng rừng Pố Lồ nổi tiếng linh thiêng trong vùng bởi mang hai ý nghĩa sâu sắc, bởi vừa tưởng nhớ công lao người anh hùng đã có công đánh giắc giữ nước vừa giáo dục ý thức con cháu mai sau về truyền thống giữ rừng, giữ nguồn nước trong vùng Tây Côn Lĩnh.
Toàn bộ Lễ cúng Thần Rừng đều do các trai bản đảm nhiệm làm lễ vật.
Xã Pố Lồ có 13 thôn bản nhưng mỗi năm sẽ do 5 thôn đón góp tài vật tổ chức. Lễ cúng thần rừng năm nay do nhân dân các thôn Pố Lồ, Sơn Thượng, Sơn Hạ, Nàng Hạ, Mưi Thượng đóng góp tổ chức.
Theo quan niệm của người Nùng, Thần Rừng và các vị thần linh sẽ trú ngụ trong các cây cổ thụ trên rừng thiêng.
Ngày ngày tiến hành Lễ cúng rừng đồng nghĩa với việc cấm rừng. Toàn bộ khu rừng thiêng Pố Lồ cấm người ngoài vào, trên rừng chỉ có trai tráng của 5 bản tiến hành nấu nướng các lễ vật để dâng cúng.
Lễ vật để cúng Thần Rừng theo truyền thống gồm 1 con trâu mộng, 4 con gà và trầu cau hái tại rừng. Người dân chỉ được mang xoang, nồi, mắm, muối còn củi được lấy từ những cành khô trên rừng Pố Lồ.