Báo động cấp bốn nguy cơ cháy rừng ở tỉnh Bình Dương

ThienNhien.Net – Hiện Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đang phối hợp cũng các đơn vị trong ngành và các chủ rừng ứng trực 24/24 giờ để đề phòng cháy rừng ở mức cảnh báo cấp 4.

Lực lượng kiểm lâm cùng với các chủ rừng kiểm tra phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô. (Ảnh: Văn Thông/TTXVN)
Lực lượng kiểm lâm cùng với các chủ rừng kiểm tra phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô. (Ảnh: Văn Thông/TTXVN)

Hiện Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đang phối hợp cũng các đơn vị trong ngành và các chủ rừng ứng trực 24/24 giờ để đề phòng cháy rừng ở mức cảnh báo cấp 4.

Theo ông Trần Văn Nguyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Dương, mấy ngày gần đây Chi cục đã thường xuyên cử các đoàn lực lượng kiểm lâm xuống các điểm nóng để kiểm tra công tác canh giữ và phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

Cùng với đó, Chi cục yêu cầu đóng cửa rừng hạn chế người dân xâm nhập vào rừng đốn củi, săn bắt tổ ong bởi vào mùa khô nắng nóng đang hoành hành gay gắt tình trạng cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Phú Giáo liên tiếp xảy ra hai vụ cháy rừng gây thiệt hại 7,6ha rừng keo lai trồng hơn một năm.

Cụ thể, hai vụ cháy rừng trồng cây keo lai với diện tích thiệt hại 7,6ha xảy ra xảy ra hồi trung tuần tháng 2/2016 tại tiểu khu 17 đất lâm nghiệp giao khoán của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bình Dương giao cho Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Phú thuộc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Nam bộ quản lý.

Hiện vụ việc đang được các ngành chức năng đang còn làm rõ nguyên nhân.

Trong khi đó, theo Chi cục Kiểm lâm Bình Dương sau nhiều tháng nắng gắt kéo dài trời không mưa khiến cho các cánh rừng trên núi Cậu và một số khu rừng chủ yếu ở huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo và Tân Uyên rơi vào khô héo đứng trước nguy cơ cháy rừng rất cao. Riêng tại Hạt Kiểm lâm ở huyện Dầu Tiếng có hai khu vực rừng phòng hộ núi Cậu và rừng trong khu di tích lịch sử Kiến An đang rình rập cháy rừng vì cao điểm nắng nóng đang diễn ra.

Tuy nhiên, hiện tại khu di tích rừng Kiến An (xã An Lập) còn nhiều hộ dân sinh sống, sản xuất trong khu quy hoạch di tích lịch sử nên dễ phát sinh lửa gây cháy rừng. Trong khi tại núi Cậu có ngồi chùa Thái Sơn Nằm trong vùng lõi giữa rừng thường xuyên đón khách thập phương vào viếng chùa thắp hương đèn, do đó tình trạng cháy rừng ngày càng phức tạp.