Việt Nam dự triển lãm ảnh quốc tế về môi trường tại London

ThienNhien.Net – Tác phẩm nhiếp ảnh “Kiểm tra lưới đánh cá” của tác giả Lý Hoàng Long đã được chọn trưng bày ở Triển lãm nhiếp ảnh về môi trường danh tiếng mang tên Atkins CIWEM.

Đây không phải là lần đầu tiên tác phẩm của các tác giả Việt Nam được chọn trưng bày ở Triển lãm nhiếp ảnh về môi trường Atkins CIWEM.

Tác phẩm "Kiểm tra lưới đánh cá" của tác giả Lý Hoàng Long.
Tác phẩm “Kiểm tra lưới đánh cá” của tác giả Lý Hoàng Long.

Triển lãm Atkins CIWEM sẽ mở cửa đón khách từ 22/6 – 10/7 tại Royal Geographical Society, London, Anh quốc. Đây là hoạt động thường niên nhằm tìm kiếm và trưng bày những tác phẩm xuất sắc nhất về đề tài môi trường trên toàn thế giới. Triển lãm năm nay có sự hiện diện của các tác phẩm với chủ đề phong phú như môi trường, phát triển bền vững, đa dạng sinh học, nghèo đói… nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên toàn thế giới về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Dòng lửa trên sông băng Lewis Glacier, vườn quốc gia Mount Kenya được nhiếp ảnh gia Simon Norfolk chụp được năm 1987. Hiện, quang cảnh của khu vực đã hoàn toàn đổi thay do biến đổi khí hậu. Pond Curling đã thấp hơn 15m còn chiều dài của sông băng đã hụt đi 120m.

Dòng lửa trên sông băng tại Vườn quốc gia Mount Kenya năm 1987.
Dòng lửa trên sông băng tại Vườn quốc gia Mount Kenya năm 1987.

Đất nông nghiệp tại Satkhira, Bangladesh bị nhiễm mặn cao nên người nông dân không thể canh tác. Tác giả: Kazi Riasat Alve.

Đất bị nhiễm mặn tại Bangladesh khiến người dân không thể canh tác.
Đất bị nhiễm mặn tại Bangladesh khiến người dân không thể canh tác.

Cuộc sống thường nhật của một gia đình tại Chittagong, Bangladesh khi thủy triều lên. Hiện tượng nước biển tăng đã ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của 6,5 triệu người tại Chittagong, trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục làm tăng mực nước biển tại đây. Ảnh: Jashim Salam.

Cuộc sống thường nhật của một gia đình ở Bangladesh khi thủy triều lên.
Cuộc sống thường nhật của một gia đình ở Bangladesh khi thủy triều lên.

“Vàng của quỷ” là tên tác phẩm nhiếp ảnh của tác giả Luca Catalano Gonzaga (Indonesia). Trong ảnh, Alpan – một thợ mỏ 27 tuổi đã làm việc tại khu núi lửa Kawah ijen, ở miền đông Java trong môi trường vô cùng độc hại để khai thác lưu huỳnh – nguyên liệu vốn được mệnh danh là “vàng của quỷ”.

Thợ mỏ phải làm việc trong môi trường độc hại để khai thác lưu huỳnh.
Thợ mỏ phải làm việc trong môi trường độc hại để khai thác lưu huỳnh.

“Cây nilong” của tác giả Eduardo Leal phản ánh thực trạng đáng lo ngại tại Bolivia về túi nilong. Ô nhiễm túi nilong đang là vấn nạn thực sự tại đây khi nó tác động lớn đến môi trường và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Cây nylong ở Bolivia.
Cây nylong ở Bolivia.

Một trận bão cát khủng khiếp tại Kuwait của tác giả Rizalde Cayanan.

Một trận bão cát khủng khiếp tại Kuwait của tác giả Rizalde Cayanan.
Kuwaitt thường xuyên phải đối mặt với bão cát.

Hình ảnh được dàn dựng tại một siêu thị bị bỏ hoang ở Fukushima (Nhật Bản) sau thảm họa động đất, sóng thần của nhiếp ảnh gia Carlos Ayesta và Guillaume Bression phát đi cảnh báo về sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai.

Cảnh tượng ám ảnh tại một siêu thị ở Fukushima sau thảm họa động đất, sóng thần.
Cảnh tượng ám ảnh tại một siêu thị ở Fukushima sau thảm họa động đất, sóng thần.

Một cửa tiệm làm đẹp tại khu ổ chuột ven biển Makoko ở Lagos, Nigeria của tác giả Petrut Calinescu.

Cửa tiệm làm đẹp của 2 chị em tại khu vực ô nhiễm nhất Nigeria.
Cửa tiệm làm đẹp của 2 chị em tại khu vực ô nhiễm nhất Nigeria.

Ngôi làng bị bỏ hoang ở Geamana, Romania do ao hồ bị ô nhiễm nặng từ chất thải độc hại của các mỏ khai thác đồng gần đó.của nhiếp ảnh gia Glyn Thomas.

Ngôi làng bị bỏ hoang ở Romania vì ô nhiễm nguồn nước.
Ngôi làng bị bỏ hoang ở Romania vì ô nhiễm nguồn nước.