Những cây cầu lớn lên từng ngày tại nơi ẩm ướt nhất thế giới

ThienNhien.Net – Sâu trong rừng nhiệt đới ngôi làng Cherrapunjiở bang Meghalaya, Ấn Độ, là những cây cầu khổng lồ được hình thành từ chất liệu đặc biệt: rễ cây cổ thụ và dây leo.

Tại đông bắc Ấn Độ, gần biên giới Bangladesh, bang Meghalaya toàn núi non xanh rì với những rừng cây nhiệt đới rậm rạp và năm nào cũng mưa nhiều. Làng Mawsynram là nơi có lượng mưa tới 11.873mm mỗi năm, đoạt danh hiệu “nơi ẩm ướt nhất Trái Đất”.

03062015_nhungcaycaulonlen3

Trước đây, thổ dân Khasi thường làm cầu tre vượt suối. Nhưng những cây cầu như thế không trụ được qua những trận mưa dữ dội, nhanh chóng bị mục gẫy khiến người ta không thể qua lại hai bên bờ.

Trong hơn 500 năm, người dân địa phương đã kéo rễ cây và dây leo từ cây đa búp đỏ ngang qua sông để tạo thành hệ thống khung. Khi rễ cây và dây leo vươn dài và lấp đầy khoảng trống, chúng sẽ tạo thành một cây cầu cứng cáp.

03062015_nhungcaycaulonlen

Những cây cầu bện từ rễ cây đã được người dân địa phương sử dụng hơn 500 năm qua.

Những cây cầu sống sẽ trở nên ngày một kiên cố theo thời gian. Thông thường, chúng cần từ 10 đến 15 năm để hoàn thiện hoàn toàn.

Một số những cây cầu bén rễ cổ xưa, mà người dân vẫn sử dụng hàng ngày, có thể đã được hơn 500 tuổi. Nhưng là ngoạn mục nhất và có lẽ nổi tiếng nhất là “cầu hai tầng” Umshiang với hơn 180 năm tuổi.

03062015_nhungcaycaulonlen2

Đây được cho là cây cầu có một không hai trên thế giới, thực chất là 2 cây cầu xếp lại với nhau. Nó được tìm thấy ngay bên ngoài ngôi làng nhỏ Nongriat, nơi chỉ có thể đi bộ vào, cách khoảng 10 km về phía nam của thị trấn Cherrapunji.