Lâm Đồng: Hạn hán thêm gay gắt vì thuỷ điện tích nước

ThienNhien.Net – Chỉ mới đầu tháng 4 nhưng những gì diễn ra trong thực tế cho thấy, năm nay hạn hán đã và sẽ diễn ra rất khốc liệt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là đối với ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên – vùng trọng điểm lúa của địa phương.

Chỉ mới đầu tháng 4 nhưng những gì diễn ra trong thực tế cho thấy, năm nay hạn hán đã và sẽ diễn ra rất khốc liệt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là đối với ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên - vùng trọng điểm lúa của địa phương. Du lịch Khánh Hòa: “Cất cánh” từ biển! Lý Sơn: Thiết lập đường dây nóng hỗ trợ khách du lịch dịp lễ 30.4 và 1.5 Vietjet tăng tần suất bay TPHCM – Bangkok   Vẫn còn vướng mắc trong thủ tục hải quan  Cạn kiệt nguồn nước Đến nay, mực nước trên sông Đồng Nai chảy qua ba huyện nói trên dao động với biên độ 0,14 - 0,27m, thấp hơn 0,02 - 0,03m so với mực nước trung bình giữa tháng 3, thấp hơn so với mực nước trung bình cùng kỳ năm 2014 là 0,08m và thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm khoảng 0,1m. Theo dự báo, mực nước sông Đồng Nai đi qua tỉnh Lâm Đồng trong thời gian đến sẽ còn xuống thấp hơn so với hiện tại và thấp hơn nhiều so với mọi năm. Cũng như vậy, trên các sông, suối đổ về sông Đồng Nai ở ba huyện này, lượng nước có thể khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng hạn chế đáng kể. Thông báo nhanh của cơ quan chức năng ba huyện phía nam Lâm Đồng, cùng với sông Đồng Nai, hiện hầu hết các hồ chứa trên địa bàn như Đắc Lô, Phước Trung (Cát Tiên), Đạ Hàm, Đạ Tẻh (Đạ Tẻh), Đạ Liong, Kon Boss (Đạ Huoai)... đều đã xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường và thấp hơn từ một đến vài mét so với mọi năm. Việc thiếu nước khiến cho hàng ngàn hécta cây trồng (lúa, màu, cây ăn trái...) của ba huyện đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các trạm bơm dọc theo sông Đồng Nai và trên một số dòng suối lớn khác của Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai hầu như không còn hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng theo kiểu “còn nước còn tát”. Ngay như ở Đạ Huoai, địa phương có cây ăn trái là chủ yếu, vẫn phải đối mặt với nạn hạn hán một cách gay gắt bởi 400ha lúa, 100ha rau, 60ha màu... hầu như không còn nguồn nước để tưới. Tại huyện Đạ Tẻh, vùng trọng điểm lúa cao sản An Nhơn tuy đã được chuyển sang canh tác theo mô hình “2 lúa + 1 bắp” nhằm giảm áp lực về nước tưới trong mùa khô hạn nhưng hiện cũng đã có đến hàng trăm hécta lúa đang đối mặt với khô khát. Còn tại Cát Tiên, ở những cánh đồng lớn của huyện như Phù Mỹ, Tiên Hoàng, Phước Cát 1... hiện đã có đến hơn 1.000ha lúa không còn nước tưới. Một nguyên nhân khác Ngoài nguyên nhân trời không mưa hoặc mưa với lượng mưa không đáng kể trong một thời gian dài, theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, một nguyên nhân khác khiến cho các huyện phía nam thiếu nước nghiêm trọng ngay từ đầu mùa hạn hán là do các công trình thủy điện ở phía thượng nguồn sông Đồng Nai đang tích nước ở những hồ chứa, nên nước ở phía hạ lưu trở nên cạn kiệt. Về vấn đề này, trong vài năm gần đây, năm nào UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện cần điều tiết nước một cách hợp lý, trong đó ưu tiên nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, về phần các địa phương, một thực trạng rất đáng quan tâm đó là vấn đề sử dụng nguồn nước chưa thật hợp lý nên không những gây lãng phí mà còn khiến cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài. (Ảnh: Báo Lao Động)
Nạn chặn dòng cục bộ trên một số sông suối ở Lâm Đồng là hiện tượng rất đáng được quan tâm. (Ảnh: Báo Lao Động)

Cạn kiệt nguồn nước

Đến nay, mực nước trên sông Đồng Nai chảy qua ba huyện nói trên dao động với biên độ 0,14 – 0,27m, thấp hơn 0,02 – 0,03m so với mực nước trung bình giữa tháng 3, thấp hơn so với mực nước trung bình cùng kỳ năm 2014 là 0,08m và thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm khoảng 0,1m. Theo dự báo, mực nước sông Đồng Nai đi qua tỉnh Lâm Đồng trong thời gian đến sẽ còn xuống thấp hơn so với hiện tại và thấp hơn nhiều so với mọi năm. Cũng như vậy, trên các sông, suối đổ về sông Đồng Nai ở ba huyện này, lượng nước có thể khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng hạn chế đáng kể. Thông báo nhanh của cơ quan chức năng ba huyện phía nam Lâm Đồng, cùng với sông Đồng Nai, hiện hầu hết các hồ chứa trên địa bàn như Đắc Lô, Phước Trung (Cát Tiên), Đạ Hàm, Đạ Tẻh (Đạ Tẻh), Đạ Liong, Kon Boss (Đạ Huoai)… đều đã xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường và thấp hơn từ một đến vài mét so với mọi năm.

Việc thiếu nước khiến cho hàng ngàn hécta cây trồng (lúa, màu, cây ăn trái…) của ba huyện đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các trạm bơm dọc theo sông Đồng Nai và trên một số dòng suối lớn khác của Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai hầu như không còn hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng theo kiểu “còn nước còn tát”. Ngay như ở Đạ Huoai, địa phương có cây ăn trái là chủ yếu, vẫn phải đối mặt với nạn hạn hán một cách gay gắt bởi 400ha lúa, 100ha rau, 60ha màu… hầu như không còn nguồn nước để tưới. Tại huyện Đạ Tẻh, vùng trọng điểm lúa cao sản An Nhơn tuy đã được chuyển sang canh tác theo mô hình “2 lúa + 1 bắp” nhằm giảm áp lực về nước tưới trong mùa khô hạn nhưng hiện cũng đã có đến hàng trăm hécta lúa đang đối mặt với khô khát. Còn tại Cát Tiên, ở những cánh đồng lớn của huyện như Phù Mỹ, Tiên Hoàng, Phước Cát 1… hiện đã có đến hơn 1.000ha lúa không còn nước tưới.

Một nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân trời không mưa hoặc mưa với lượng mưa không đáng kể trong một thời gian dài, theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, một nguyên nhân khác khiến cho các huyện phía nam thiếu nước nghiêm trọng ngay từ đầu mùa hạn hán là do các công trình thủy điện ở phía thượng nguồn sông Đồng Nai đang tích nước ở những hồ chứa, nên nước ở phía hạ lưu trở nên cạn kiệt. Về vấn đề này, trong vài năm gần đây, năm nào UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản yêu cầu các nhà máy thủy điện cần điều tiết nước một cách hợp lý, trong đó ưu tiên nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, về phần các địa phương, một thực trạng rất đáng quan tâm đó là vấn đề sử dụng nguồn nước chưa thật hợp lý nên không những gây lãng phí mà còn khiến cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài.