Tây Nguyên thu gần 500 tỷ đồng từ dịch vụ chi trả môi trường rừng

ThienNhien.Net – Khu vực Tây Nguyên và vùng phụ cận thu hàng năm được khoảng 500 tỷ đồng từ dịch vụ chi trả môi trường rừng (trên 51% so với cả nước). Thông tin này vừa được công bố tại Hội nghị “Triển khai chính sách c hi trả dịch vụ môi trường rừng khu vực Tây Nguyên mở rộng ” do Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức .

Tính đến nay, các quỹ trong khu vực đã ký được 110 hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên 129 đơn vị sử dụng DVMTR của khu vực, trong đó: thủy điện 74, nước sạch 21, du lịch 15 hợp đồng. Đây là những con số thể hiện sự nỗ lực của các tỉnh vùng Tây Nguyên trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách; đồng thời cũng là nguồn thu lớn, ổn định, phục vụ việc bảo vệ và phát rừng gắn với cuộc sống của người dân ở gần rừng.

T heo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lâm Đồng là tỉnh thực hiện tốt nhất công tác DVMTR. M ức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận giao, khoán, bảo vệ rừng khá cao, 300.000 – 450.000 đồng/ha/năm. Hiện tỉnh Lâm Đồng đã giao khoán cho khoảng 10.000 gia đình; trong đó có 1/3 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bình quân mỗi hộ nhận được 10-12 triệu đồng/năm, góp phần ổn định và cải thiện đời sống kinh tế cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng rõ rệt.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tại các tỉnh vẫn còn một số khó khăn như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quyết liệt và thiếu sự gắn kết; một số địa phương đã thành lập Quỹ nhưng hoạt động còn thụ động, trì trệ. Ngoài ra, việc xác định ranh giới, diện tích cho chủ rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR và rà soát việc giao khoán, bảo vệ rừng đến từng chủ rừng còn chậm…