ThienNhien.Net – Ở huyện Núi Thành (Quảng Nam), chuyện tàn sát rừng phòng hộ đầu nguồn của đại công trình thủy lợi hồ Phú Ninh đã đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rừng hầu như vô chủ, “lâm tặc” thoải mái chặt phá… Và bất ngờ hơn là biểu hiện bất lực của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh, vì chẳng có ai mà đi giữ rừng. Đến ngay cả lãnh đạo huyện Núi Thành cũng phải lắc đầu ngán ngẩm để rừng bị tàn sát. Vậy là khu rừng phòng hộ xanh bạt ngàn hồi nào giờ chỉ còn sót lại vài cánh rừng hiêm hoi …
|
Sau nhiều giờ leo núi, chúng tôi đã có mặt tại khu vực rừng bị tàn phá ở thôn 10, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Các cánh rừng đầu nguồn, với những thân gỗ to ba bốn người ôm chưa kín vòng gốc đều đã bị xẻ ngang thân. (ảnh chụp ngày 02/07/2009). |
|
|
|
Rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Phú Ninh bị tàn phá ở nhiều rông núi khác nhau, với diện tích lớn. một cảnh tượng chung dễ nhận thấy ở đây là bạt ngàn những thân gỗ cháy đen, các gốc cây bị cưa máy xẻ ngọt lịm “nhát một”, lá cây hoặc bị đốt cháy, hoặc vàng vàng đỏ đỏ do bị “chết tươi” hiện ra. |
|
Có nơi, nhiều cây gỗ lớn bị xẻ với vết cưa còn tươi mới, gỗ chồng đống lên nhau, nằm ngổn ngang. Trong đó, có nhiều gốc đường kính khoảng 50-60cm. |
|
|
Khi làm việc với chúng tôi, nhiều cán bộ địa phương cho rằng, rừng bị đốt có trữ lượng nghèo. Song, ngay ở những khoảnh rừng còn sót lại, những cây “vô tình” được lâm tặc “tha bổng” mà chúng tôi mục sở thị, rõ ràng, toàn là những đại thụ, cây lớn, gỗ tốt. |
|
|
|
|
Vì lý do an toàn, dù vất vả, hành trình của chúng tôi phải đi qua những khu rừng rậm chưa có dấu chân người. Đó là những thảm rừng nắng chảng, không một bóng cây xanh, bởi nó đã bị đốt phá gần đây. |
|
Càng đi lên phía đỉnh của các ngọn núi cao hơn, rừng bị đốn hạ càng nhiều, cây gỗ nằm dưới mặt đất càng to hơn. Điều đau xót cần nhấn mạnh: Rừng bị chặt phá là rừng phòng hộ đầu nguồn cho hồ Phú Ninh – một công trình thuỷ lợi có quy mô “quán quân” của đất nước này, với diện tích mặt nước lên tới 3.433ha! |
|
Và trong hành trình này, không ít lần chúng tôi bắt gặp những người dân đốt rừng thanh than, nhặt than đem bán. Có lẽ điều này đã trở nên quá quen thuộc nên lãnh đạo địa phương mới lắc đầu ngán ngẩm? |
|
Nhìn những cánh rừng cứ tiếp tục bị thui rụi, chúng tôi đặt dấu hỏi cho công tác bảo vệ rừng của hạt kiểm lâm huyện Núi Thành. Nhưng, thật mong manh khi mà số gỗ hạt kiểm lâm thu được chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của thảm trạng này. |
|
|
Vì sự sống còn của hồ và sự an toàn của người dân sống ở đây, nên đại công trình thuỷ lợi Phú Ninh phải cần tới 23.000ha rừng đầu nguồn để phòng hộ. Thế mà rừng phòng hộ ở các xã Tam Trà, Tam Mỹ Tây đã bị đối xử quá bất nhẫn. Dù biết là sai, mà cán bộ cơ sở dám thờ ơ, “ngụy trang” bằng nhiều cách để đồng loã việc lâm tặc phá rừng. Những con số báo cáo của ‘tổ công tác” điều tra về phá rừng thì chưa chính xác. Và thật bất ngờ khi chính cán bộ địa phương đã cay đắng thừa nhận chuyện này. |
|
Cũng tại đây, chúng tôi đã bắt gặp một đàn vọoc chà vá chân xám hơn 30 con ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Thế nhưng, bốn bề rừng bị đốn hạ, đàn vọoc bị cô lập hoàn toàn, sinh cảnh bị phá vỡ, chúng có thể dễ dàng rơi vào tay thợ săn, hoặc tự tuyệt chủng. Do đó, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc. |
Sau cuộc hành trình này, có thể dễ dàng nhận thấy, đằng sau việc “lâm tặc” lộng hành đến mức khó hình dung và sự bất lực đến “cười ra nước mắt” trong bảo vệ rừng ở địa phương, là quá nhiều bất cập trong chính sách bảo vệ rừng của chúng ta.