Sự tiến hóa của cá voi – Từ đất ra biển

ThienNhien.Net – Cá voi – những "ca sĩ lãng du" của đại dương, là một trong những loài động vật có vú được biết đến như là những sinh vật to lớn nhất trên Trái Đất. Nhưng không mấy ai biết rằng, cá voi lại tiến hóa từ các loài động vật có vú trên đất liền từ khoảng 50 đến 30 triệu năm trước. Dưới đây là những giả thuyết về hình dạng của các loài có khả năng tiến hóa thành cá voi.

 
Cá voi tiến hóa từ loài động vật có vú trên đất liền. Có rất ít thông tin về loài động vật xuống biển đầu tiên này nên hình vẽ chỉ mang tính chất dự đoán. Đây là hình ảnh dự đoán của một con Pakicetid. Đôi khi chúng được coi là những con cá voi đầu tiên vì chúng sống chủ yếu trên cạn nhưng cấu trúc tai trong của chúng rất lạ, giống với cấu trúc tai trong của cá voi hóa thạch thời hiện đại. (Ảnh: Carl Buell) 
 
 Đây là hình ảnh dự đoán về loài Pakicetid năm 1983. Theo ông Philip Ginergirch của đại học Michigan, hình ảnh này được phác họa từ một cái sọ hóa thạch. (Ảnh: AAAS)
 
Sau Pakicetid là loài Ambulocetid. Chúng sống ở những khu đầm lầy, có thể đi trên đất liền và bơi trong nước nhưng không thể di chuyển nhanh trong cả hai môi trường. Có khi người ta cho rằng thói quen sinh hoạt của chúng có phần giống loài cá sấu. (Ảnh: Carl Buell) 
 
 Một hình ảnh phỏng đoán khác về hình dạng của loài Ambulocetid (Ảnh: Douglas H. Chadwick, Shawn Gould và Robert Clark)
 
Kế tiếp sau AmbulocetidProtocetid. Loài động vật có vú sống chủ yếu dưới nước này vẫn vào đất liền trong những giai đoạn nhất định – cho thấy dấu vết ở những cái chân sau khỏe mạnh của chúng. (Ảnh: AAAS) 
 
 Protocetid sống ở hầu hết các nơi trên đại dương, nhưng chỉ trong khu vực vài trăm mét từ bờ biển. Giống như loài sư tử biển, chúng có thể ra biển nhưng không đi xa quá khỏi đất liền (Ảnh: John Klausmeyer, Bảo tàng lịch sử tự nhiên, Đại học Michigan)
 
 Năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết hóa thách của một con Protocetid cái đang mang thai, cho thấy loài này thường đẻ trên cạn. Bào thai có màu xanh và những chiếc răng màu da cam. Con mẹ có màu hồng. (Ảnh: Bảo tàng cổ sinh vật học, Đại học Michigan)
 
Khoảng 35 đến 40 triệu năm trước, Protocetid đã tiến hóa thành BasilosauridDorudontid. Cả hai nhóm động vật này đều sống dưới biển và có chân chèo nhỏ phía sau thừa hưởng bởi chân sau của tổ tiên chúng. 
 
 Bộ xương hoàn chỉnh của Dorudon Atrox, một con Dorudontid, được tìm thấy ở Wadi Hitan, Ai Cập (Ảnh: Philip Gingerich)
 
 Một bộ xương hóa thạch của loài Basilosaurid Basilosaurus isism, khai quật ở Wadi Hitan, Ai Cập năm 2005. Sọ của nó được phát hiện vào năm 1989 và hiện đang trưng bày ở Viện bảo tàng trường đại học Michigan (Ảnh: Philip Gingerich)