Phiên chợ cao nguyên đá Hà Giang

ThienNhien.Net – Hà Giang là miền viễn biên, với huyện cực Bắc là Đồng Văn. Tôi lên chợ phiên Đồng Văn đã nhiều, nhưng cứ mỗi lần phiên chợ sắp tới, không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác bồn chồn, xao xuyến. Phải chăng đó là do sức hấp dẫn mê hồn bởi con người và thiên nhiên nơi đây. Chợ phiên Đồng Văn họp vào chủ nhật hàng tuần, là phiên lớn nhất trong số 4 phiên chợ của huyện còn lại ngày nay.

Xuống chợ thôi anh ta xuống chợ
Uống bát rượu ngô ta tự tình
Nào hãy cùng đi chợ cao nguyên đá nhé
 Chợ Đồng Văn
 Phố thị vùng cao sớm ra đã đông người qua lại. Những thiếu nữ dân tộc trong sắc màu tươi tắn rảo bước trên đường như thể sợ rằng mình sẽ đến lỡ mất phiên chợ.
 Chợ Đồng Văn
Những người phụ nữ đã quen với việc cõng củi từ rừng qua phố. Cuộc sống của họ còn vô cùng khó khăn. Người có thể dãi dầm mưa gió, nhưng nhất định củi phải được khô.
 
Cổng chợ huyện Đồng Văn được kiên cố hóa, trông chẳng khác gì chợ dưới xuôi, nhưng nhà cửa, mái che… chẳng thể thay thế được những chiếc ô của bà con dân tộc. 
 
 
 
 Chợ vẫn đậm chất nông thôn, miền núi. Mùa nào thức ấy, nhà ai có gì thì mang nấy.
 
 Cải Mông, thứ cải ngon ngọt đến mê hồn. Một người bạn tôi lên Hà Giang ở 10 ngày, ăn chỉ toàn cải Mông, về tấm tắc khen mãi.
 
 Ghé qua hàng quần áo cũng thấy vui vui mắt. Ai bảo núi rừng chỉ có màu xanh.
 

 Ăn uống cũng là cái thú của kẻ đi chơi chợ. Bất kể đó là món phở, mì như dưới xuôi
 

hay những món truyền thống.
 

Với những người đàn ông, rượu là người bạn tâm tình gần gũi nhất. Những bát rượu ngô khởi đầu cho buổi hàn huyên.
 
 Thịt gia súc được xẻ bán ngay tại chợ,
 
 làm nguyên liệu cho những chảo thắng cố, món đặc sản không thể thiếu của chợ vùng cao.
 
 Với các bà các chi, đồng quà tấm bánh mang về cho bọn trẻ ở nhà có lẽ là điều không thể quên.
 
Còn những người đàn ông, họ luôn nhớ chọn lưỡi cày cho mùa vụ mới.
 
Làm thắt lưng tại chỗ – một dịch vụ có lẽ chỉ thấy ở những vùng quê hẻo lánh như thế này.
 
 
  Phiên chợ cũng là dịp mà các bà, các cô tha hồ lựa chọn váy áo cho mình và đồ dùng cho người thân trong gia đình.
 
 Chợ vùng cao là vậy, đơn sơ, chân thật và ấm áp tình người.