Ấn Độ: Khai thác mỏ đe dọa môi trường

ThienNhien.Net – Hiện nay, ngành khai thác mỏ khoáng sản ở Ấn Độ đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và phát triển khá rầm rộ. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại làm mất dần đi những khu vực có rừng bao phủ và đe dọa cuộc sống các bộ tộc sinh sống tại đây.

Ấn Độ có nguồn khoáng sản phong phú với ít nhất 24 loại. Trong đó, sắt, bô-xít, đồng, crôm, vàng, chì, mangan, kẽm và than đá được tìm thấy trong gần 50% tổng diện tích đất rộng 3,2 triệu km2. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường cho biết rằng, những khoáng sản dồi dào này tập trung chủ yếu trong những khu vực giàu tiềm năng sinh thái và có các bộ tộc thiểu số của Ấn Độ sinh sống. Đó là những vùng ít nhận được sự quan tâm chăm sóc nhất.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2001, Ấn Độ có hơn 90 triệu người dân thuộc các bộ lạc sống tập trung nhiều ở các bang Trung và Đông Ấn như Orissa, Madhya Pradesh, Chattisgarh và Jharkhand – những vùng kém phát triển của Ấn Độ. Trong giai đoạn 1950-1991, đã có khoảng 1,3 triệu người là người bộ lạc bị di dời phục vụ các chương trình khai thác mỏ. Một phần trong số họ nay đang được phục hồi lại.

Trung tâm Khoa học và Môi trường Ấn Độ (CSE) hiện đang tập trung làm rõ những vấn đề xáo trộn sâu sắc do thoái hóa môi trường cùng với sự thu hẹp nơi cư trú của các bộ tộc do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành khai thác mỏ và do những chính sách khai thác mỏ mới nhất của nước này. 

Nghiên cứu lần thứ 6 của CSE đã xem xét chi tiết về những ảnh hưởng của việc khai thác mỏ ở các bang khác nhau. Bản báo cáo có tựa đề “Liệu ngành khai thác mỏ có khả năng bền vững hay không?”, đã bác lại lời khẳng định của ngành công nghiệp và chính phủ cho rằng khai thác mỏ rất có lợi có sự phát triển và tạo công ăn việc làm 

Còn bản báo cáo của CSE được công bố đầu tháng 8 vừa qua đã chống lại những đề nghị trong chính sách khai thác khoáng sản quốc gia năm 2008 – chính sách này muốn thu hút đầu tư nước ngoài trên diện rộng và đưa công nghệ mới nhất áp dụng vào ngành khai thác mỏ ở Ấn Độ.

Bản thân trong chính sách này thừa nhận rằng hầu hết tiềm năng khoáng sản đều tập trung ở các khu vực có rừng và cho rằng phải thực hiện một “khuôn khổ bền vững” song song với việc khôi phục cho các bộ lạc bị di dời, nhưng lại không phác thảo được cách thức làm thế nào để thực hiện điều đó.

Giám đốc CSE , Sunita Narain, cho biết: “Chính sách của chúng tôi đã không xem xét đến những vấn đề về môi trường và xã hội xảy ra do khai thác mỏ. Nó tập trung  vào việckhai thác mỏ trên diện rộng và do đó sẽ làm cho mâu thuẫn tăng lên”.

Chính sách của Ấn Độ về việc khai thác mỏ vẫn còn tỏ ra thận trọng cho tới năm 1997, nhưng những vấn đề bắt đầu nảy sinh khi sự tự do hóa nền kinh tế đã tháo gỡ hàng rào kiểm soát và cho phép đầu tư cục bộ trong ngành khai thác mỏ vào năm 2000.

Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi chính phủ sửa đổi chính sách này vào năm 2006, cho phép 100% vốn đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài. Người phương Tây đã nhảy vào tìm cơ hội dự trữ nguồn khoáng sản chủ lực và xây dựng thị trường khai thác cho họ. Ấn Độ được xếp hạng trong 5 thị trường khai thác lớn nhất trên thế giới về than đá, thép và nhôm.

Các công ty quốc tế như De Beers và Broken Hill Properties với những tiền sử có vấn đề về “môi trường” và ảnh hưởng tới người dân địa phương ở Nam Phi và Papua New Guinea đã giành được các quyền lợi về thăm dò mỏ quặng ở bang Orissa và Madhya Pradesh của Ấn Độ. Một công ty khai thác mỏ lớn khác cũng gây nhiều tranh cãi là Rio Tinto đã có được quyền thăm dò vàng và kim cương ở Madhya Pradesh.

Cùng với nhu cầu về sắt và thép của Trung Quốc do tốc độ phát triển mạnh mẽ và để phục vụ cho hoạt động của Thế Vận Hội năm 2008, khai thác quặng sắt ở Ấn Độ tăng từ 59 triệu tấn trong năm 1993-1994 đến 54 triệu tấn trong năm 2005-2006, khai thác bô-xít tăng từ 5 triệu tấn lên 12 triệu tấn trong cùng thời kỳ, trong khi khai thác than đá tăng từ 267 triệu tấn lên 437 triệu tấn.

Tương tự như vậy, sản xuất crôm tăng từ 1,06 triệu tấn trong giai đoạn 1993-1994 lên 3 triệu tấn trong giai đoạn 2005-2006, và sản xuất khí tự nhiên tăng gấp đôi từ 16.340 triệu m3 trong năm 1995-1996 lên 31.223 triệu m3 trong năm 2005-2006.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất leo thang khổng lổ này đã góp 2,5% vào tỷ lệ tăng trưởng GDP của đất nước trong 10 năm qua và mang lại nhiều nhiều doanh thu cho chính phủ hơn nữa.

Ví dụ như, ở bang Karnataka được thiên nhiên ban tặng những mỏ khoáng sản kếch xù, thuế tài nguyên từ việc khai thác mỏ vẫn chỉ ở mức 0,7% tổng doanh thu ngay cả khi giá trị của những khoáng sản này tăng lên rất nhiều.

Việc khai thác mỏ bất hợp pháp do tham nhũng và không thi hành những luật lệ được nhận định là một yếu tố quan trọng, cũng giống như những vấn đề nghiêm trọng khác ở Ấn Độ.

H.C. Sharathchandra – Chủ tịch của Hội đồng Kiểm soát Ô nhiễm của bang Karnataka, cho biết: “Chúng tôi gặp nhiều vấn đề lớn trong việc không cấp phép cho ngành công nghiệp, chúng tôi không thể áp đặt bất cứ tiêu chuẩn nào mà chúng tôi thấy rằng cần thiết”.

Các điều luật về nước và không khí của Ấn Độ (bao gồm ngăn chặn và kiểm soát sự ô nhiễm) chỉ cho các phép các cơ quan kiểm soát kiểm tra duy nhất một nguồn ô nhiễm, do đó bỏ qua hầu hết các vấn đề do khai thác mỏ gây ra.

Những vấn đề khác là thiếu nhân lực, thiếu đào tạo và năng lực cùng với việc những khu vực ít khoáng sản không được phép sửa đổi việc khai thác quá mức.

Sunita Narain nói rằng nhóm của bà hiện đang hy vọng tổ chức một cuộc đối thoại giữa các cổ đông ngành khai thác mỏ ở Ấn Độ. Bà cho biết: “Chúng tôi không có ý phân cực cuộc thảo luận mà là muốn hội nhập ngành công nghiệp vào cuộc bàn thảo này”.