Trung Quốc: Lắng nghe tiếng nói môi trường

ThienNhien.Net – Cũng như ở nhiều quốc gia khác, chính quyền cấp địa phương ở Trung Quốc không ngừng thu hút các dự án đầu tư lớn để thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng đã bắt đầu lắng nghe và quan tâm tới các ý kiến của quần chúng nhân dân về những hiểm họa môi trường tiềm tàng đằng sau các dự án lớn.

Một số dự án, chẳng hạn nhà máy hóa chất dự kiến xây dựng ở Hạ Môn, phía Nam tỉnh Phúc Kiến, đã bị đình lại do và phải sự phản đối của cộng đồng. Một nhà máy lọc dầu liên doanh với Tổng công ty dầu khí quốc gia Kuwait trị giá 5 tỷ USD được đề xuất tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông cũng đã bị ngưng.

Việc đồng thanh lên tiếng về các vấn đề môi trường ngày càng lan rộng của quần chúng đang buộc chính phủ trung ương phải xem xét lại những chính sách đầu tư của mình.

Nhà máy lọc dầu được thiết kế với công suất 15 triệu tấn dầu thô/năm và dự định xây dựng ở quận Nansha của tỉnh Quảng Châu, nằm trên đoạn hẹp của đồng bằng châu thổ sông Trân Châu, với sự tham gia của Tổng công ty hóa dầu Trung Quốc, chính quyền Quảng Đông và Tổng công ty dầu khí quốc gia Kuwait. Đây là một dự án lớn và đã được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Trung Quốc (NDRC) thông qua. Song, trước sự phản ứng mạnh mẽ và những phân tích thuyết phục của các chuyên gia môi trường về nguy cơ dự án có thể gây ô nhiễm cả một vùng rộng lớn, các nhà lãnh đạo tỉnh và Trung ương nước này đã phải xem xét lại dự án. Rất có thể dự án sẽ bị di dời đến khu vực kém phát triển hơn và cách xa đồng bằng châu thổ.

Dự án nhà máy hóa chất ở Hạ Môn cũng ở trong tình trạng tương tự, dù đã được NDRC phê duyệt từ cuối năm 2006. Cộng đồng dân cư và các chuyên gia môi trường đã bác bỏ dự án này qua nhiều hình thức, trong đó việc cảnh báo qua tin nhắn di dộng đã làm cho làn sóng phản đối thêm dữ dội. Điều này đã buộc chính quyền tỉnh Phúc Kiến và thành phố Hạ Môn quyết định tạm dừng xây dựng nhà máy hóa chất và dự định di dời đến đảo Gulei ít phát triển hơn của vùng Chương Châu, cũng thuộc Phúc Kiến.

Một dự án lớn khác cũng đang gặp phải nhiều thách thức, đó là việc xây dựng nhà máy khai thá và chế biến Titan trị giá 1 tỷ đô la Mỹ ở Đông Doanh, Sơn Đông, phía Nam Bắc Kinh, do tập đoàn DuPont của Hoa Kỳ đầu tư. Chất thải hóa học từ nhà máy sẽ được đưa xuống dưới lòng đất.

Mặc dù DuPont tuyên bố đó là công nghệ tiên tiến nhưng theo ý kiến chuyên gia môi trường, đó chỉ là hình thức che đậy để chuyển chất thải sang nơi khác, thay vì những nỗ lực cắt giảm chất ô nhiễm. Những người phản đối cũng lo lắng về việc thải đioxin là chất gây ung thư và phê bình dự án không bám sát định hướng phát triển bền vững của quốc gia.

Từ nửa sau năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt những điều chỉnh chính sách để hạn chế ô nhiễm và tiêu thụ năng lượng cao. Ví dụ như hạn chế việc tiếp nhận các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào các dự án gây ô nhiễm và tiêu thụ tài nguyên ở mức cao.

Gần đây, Cục Bảo vệ Môi trường củaTrung Quốc đã yêu cầu áp dụng việc kiểm toán bảo vệ môi trường bắt buộc trực tiếp với các công ty, doanh nghiệp…