Nước: Dầu mỏ mới?

ThienNhien.Net – Khủng hoảng nước toàn cầu tác động đến hàng tỷ người và ngày một trầm trọng hơn, song các chính khách vẫn né tránh vấn đề này. Mặc dù giải quyết vấn đề khủng hoảng về nước không hề dễ dàng nhưng thực tế đã cho thấy việc đầu tư cho nước sạch và các dự án vệ sinh chắc chắn sẽ cứu sống hàng triệu người.

Trong quá trình vận động tranh cử của các chính khách, các vấn đề như nóng lên toàn cầu, khủng hoảng dầu mỏ và đại dịch AIDS thường nhận được sự quan tâm đặc biệt, trong khi một vấn đề đã tồn tại lâu năm, đe dọa sự sống của nhiều trẻ em và là vấn đề thiết yếu thì lại bị lờ đi hay né tránh. Đó là vấn đề Nước. Trên thực tế, đầu tư vào “Nước” là một cơ hội lớn để cứu sống hàng triệu người và hoàn toàn thay đổi tiến trình lịch sử thế giới.

Khoảng 80% nguồn nước trên thế giới là phục vụ nông nghiệp. Trong tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu đang gia tăng, một số nhóm đề xuất rằng cả khan hiếm lương thực và nước cần được chú ý bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu dùng lương thực.

Hơn 1 tỷ người, chiếm gần 20% dân số thế giới, không có nước uống sạch. 2 tỷ người khác thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản.

Tạp chí Fortune đưa tin rằng cuộc khủng hoảng nước toàn cầu trong thế kỷ 21 sẽ nghiêm trọng không kém cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã từng diễn ra trong thế kỷ 20, thậm chi có nguy cơ dẫn tới chiến tranh. Do vậy, chúng ta có quyền đặt câu hỏi nghi vấn khi các chính khách không đặt lên bàn nghị sự của họ vấn đề Nước.

Có thể lý giải đơn giản rằng người ta không đặt vấn đề khủng hoảng nước trong danh sách công việc của các nhà lãnh đạo vì việc tìm một giải pháp không hề dễ dàng và có thể thực hiện một sớm một chiều song các nhà lãnh đạo cần hiểu một cách sâu sắc rằng “nước” giờ đây đã là một thứ hàng hóa đặc biệt, chứ không phải “không mất tiền mua”.

Báo cáo Phát triển Con người của UNDP ước tính rằng trong vòng 7 năm tới phải thế giới  phải đổ thêm 4 tỷ đô la nữa cho các dự án nước sạch và vệ sinh hàng năm để đạt tới Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) về việc giảm 1/2 số người không có nước sạch vào năm 2015. Đây là một ước tính thận trọng.

Cục Phát triển Quốc tế của Anh dự báo mỗi năm cần đầu tư thêm 9,5 tỷ đô la, trong khi theo Tổ chức Y tế Thế giới con số đó phải là 11,3 tỷ đô la.

Tùy thuộc vào từng vùng trên thế giới, việc đầu tư vào nước có thể sinh lợi chừng 3-34 đô la trên mỗi đô la bỏ vốn. Lợi nhuận tổng cộng của toàn bộ nền kinh tế sẽ là 84 tỷ đô la nếu đầu tư là 11,3 tỷ đô la mỗi năm theo con số ước tính của WHO. Do vậy, đáng để cho các chính phủ nhảy vào cuộc.

“Gần 5.000 trẻ em chết mỗi ngày do các bệnh liên quan đến nước, đó là điều đáng tiếc cho các ứng cử viên tổng thống đã chưa quan tâm đến khủng hoảng nước” – 2 nhà hoạt động giáo dục và y tế Mỹ Saul Garlick và Elizabeth Arkell viết.

Gần 4.900 trẻ em trên thế giới sẽ chết hôm nay do các bệnh về nước, và thảm họa dường như bị lờ đi ở Washington. Điều đó vừa gây hại cho những ai không thể có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và vừa là biểu hiện của các chính sách cố định và thất bại thị trường, làm hủy hoại sinh kế ở khắp nơi. Chỉ riêng cuộc khủng hoảng lương thực đã đẩy hơn 400 triệu người về mức cực kỳ nghèo đói. Các giải pháp về nước sẽ giúp con người trồng trọt và tránh một cuộc thảm bại khổng lồ, lặng lẽ. 

Với giá dầu ngày càng leo thang, người ta cuối cùng cũng cảm nhận được sự vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên của con người.