Thế giới thất bại trong kiểm soát thương mại công nghệ sinh học

Thế giới đang thất bại trong các nỗ lực kiểm soát tình trạng thương mại công nghệ sinh học toàn cầu, từ các loại cây trồng biến đổi gen cho đến sản xuất các loại vũ khí sinh học. Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc (LHQ), thiếu sự kiểm soát là nhân tố góp phần làm lan rộng khủng bố sinh học, làm phát sinh các vi khuẩn, vi rút, chất độc và các tác nhân sinh học có nguồn gốc tự nhiên hay từ hoạt động của con người.

Chỉ 135 triệu USD, một phần nhỏ cần thiết để giúp các nước đang phát triển xây dựng các kỹ năng nhằm giám sát việc sử dụng các công nghệ sinh học ngày càng tăng trong 15 năm qua. Theo báo cáo nghiên cứu của LHQ bao gồm:

– Thiếu đào tạo và tri thức là tình trạng phổ biến, hiện không có một hệ thống quốc tế hiệu quả nào về an toàn sinh học.

– Việc sử dụng và phổ biến công nghệ sinh học đang tăng lên, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Hơn 100 nước đang phát triển thiếu khả năng thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học của LHQ năm 2003, giúp quản lý thương mại các sinh vật biến đổi gen (GMOs), gồm các loại cây trồng như ngô, cà chua, lúa hoặc đậu tương.

– Công nghệ sinh học đã là giải pháp giúp các nước nghèo, ví dụ như các loại cây trồng có năng suất cao hoặc các đặc điểm di truyền tạo khả năng chịu hạn trở nên phổ biến nên do biến đổi khí hậu.

– Một số nước lo ngại về các sinh vật biến gen đã ban lệnh cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm biến đổi gen. Khi một nước thiếu khả năng kiểm soát thì họ sẽ áp dụng các hệ thống rất nghiêm ngặt nhằm cân bằng sự thiếu hụt.

Những kết quả trên đây đã đặt ra câu hỏi về phạm vi thiếu hụt năng lực đang làm xói mòn những triển vọng về tiến bộ của công nghệ sinh học, vốn trực tiếp để giải quyết các nhu cầu của người nghèo. Tuy nhiên, có những mối liên quan lớn hơn, như khả năng yếu kém trong giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu hoặc bảo vệ con người và môi trường trước các rủi ro an toàn sinh học. Nhiều nước còn thiếu đội ngũ cán bộ kiểm tra hàng hóa vận chuyển bằng tài biển.

Ngoài phạm vi châu Âu, Nghị định thư là một cơ chế quốc tế không hiệu quả và không có tác dụng. Hầu như không thể mua miễn phí đậu tương biến đổi gen ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đơn giản là nơi nào có nhiều đậu tương biến đổi gen thì nơi đó sẽ bị ô nhiễm.

Biến đổi khí hậu làm cho diện tích các vùng đất có thể trồng trọt tăng lên và chúng ta cần có giải pháp công nghệ giúp các loại cây trồng có thể chịu được các áp lực như hạn hán và độ mặn. Nhưng, cho dù có các công nghệ này đi nữa thì cũng rất khó vận hành nếu thiếu cơ chế hiệu quả.