Khả năng cô lập cácbon lâu dài của rừng

Cắt giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch, trồng rừng mới, quản lý các khu rừng hiện có hay quản lý đất nông nghiệp hiệu quả hơn, là các giải pháp có thể tận dụng khả năng tự nhiên của các “bồn chứa” cácbon này. Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ riêng việc trồng cây sẽ không thể giải quyết các vấn đề về khí hậu, trồng rừng trên quy mô lớn sẽ có thể có tác dụng lớn về lâu dài.

Rik Leemans và các cộng sự, Đại học Wageningen và Cơ quan Đánh giá Môi trường New Zealand đã mô hình hóa những tác dụng tương lai của các khu đất trồng cây trong việc cô lập cácbon. Ước tính các khu rừng trồng trong tương lai sẽ mang lại các kết quả tự nhiên và xã hội dài hạn vào cuối thể kỷ 21, có tác dụng làm giảm tốc độ tăng CO2 trong khí quyển.

Các kết quả dự báo đưa ra rất khác nhau. Tác giả đã phát hiện sự khác biệt gần như là 100% về kết quả cô lập cácbon tiềm năng cho đến 2100 giữa hai kịch bản. Tuy nhiên tác giả cũng nhấn mạnh đến ảnh hưởng tương lai của các yếu tố biến động trong sử dụng đất. Những rào cản về xã hội, kinh tế và thể chế đang làm giảm khả năng cô lập cácbon của các khu rừng tự nhiên tới hơn 75%. Tuy nhiên, khả năng cô lập cácbon của các khu đất trồng cây chưa được đánh giá đúng. Thậm chí, các giả định bảo thủ nhất cũng cho rằng đến 2100, tổng lượng cácbon được cô lập có thể tương đương với 5-7% phát thải CO2 từ ngành công nghiệp năng lượng và các ngành công nghiệp liên quan khác.

Tuy nhiên, trồng cây không phải là công việc được tổ chức nhanh chóng. Trong những thập kỷ tới, do diện tích đất hạn chế và cần có thời gian dài để bù lại lượng phát thải sẽ được cô lập nhờ các khu đất trồng cây mới. Vì vậy, đến năm 2020 hiệu quả cô lập thực tế bị hạn chế, do tăng nhu cầu ngắn hạn về đất cho nông nghiệp và cần thời gian dài hơn để bù lại lượng phát thải thông qua các khu rừng trồng.

Các khu rừng trồng có hiệu quả nhất là ở các vùng nhiệt đới, ngược lại hiệu quả của các khu rừng trồng ở các vùng vĩ độ cao lại có nhiều vấn đề. Mặc dù, các khu rừng trồng này có tiềm năng chứa cácbon đáng kể, nhưng theo các tác giả thì đây chỉ là một trong nhiều giải pháp nhằm để giảm phát thải CO2 liên quan đến năng lượng.