Theo nghiên cứu của Pháp xuất bản thứ 2 vừa qua cảnh báo rằng một trong những biểu tượng của Nam Cực – loài chim cánh cụt chúa – có thể sẽ bị biến đổi khí hậu xóa sổ.
Trong một cuộc điều tra lâu dài về khu vực sinh sản chính của loài chim cánh cụt, các chuyên viên giám sát nhận thấy có hiện tượng nóng lên tại vùng biển phía nam do tác động của hiện tượng El Nino khiến khả năng sinh tồn của loài chim này sụt giảm nghiêm trọng. Họ nói rằng, nếu dự đoán của các nhà khoa học liên hợp quốc về nhiệt độ sẽ còn tăng lên trong những thập kỉ tới là đúng, thì loài chim cánh cụt sẽ phải đối mặt với hiểm họa tuyệt chủng.
Với kích cỡ chỉ thua chim cánh cụt hoàng đế, loài chim cánh cụt chúa (Aptenodytes patagonicus) sống trên những hòn đảo thuộc vành đai Nam Cực phía nam biển Ấn Độ với số lượng khoảng 2 triệu cặp chim bố mẹ.
Loài chim này khá lạ thường ở chỗ chúng phải mất một năm để hoàn thiện chu trình sinh sản – từ giai đoạn kết đôi, đẻ trứng, ấp trứng cho đến chăm sóc con non. Với khoảng thời gian kéo dài suốt cả mùa đông lẫn mùa hạ ở Nam Cực, chúng rất dễ bị đói khi nguồn thức ăn mang tính chất mùa vụ để có thể ấp trứng và chăm sóc chim non.
Thức ăn chính của chúng là cá nhỏ và mực ống sống nhờ vào sinh vật nhuyễn thể. Những sinh vật thuộc lớp giáp xác này lại cực kì nhạy cảm với nhiệt độ tăng.
Đội nghiên cứu do Yvon Le Maho thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (Pháp) chỉ đạo đã theo dõi 456 chú chim cánh cụt trên khu vực sinh sản lớn thuộc đảo Possession nằm trong quần đảo Crozet phía nam nhờ tấm thẻ điện tử dưới da.
Họ chôn những cột ăng-ten trên những tuyến đường quen thuộc của chim cánh cụt rồi kết nối chúng với một máy tính tự động ghi lại thời điểm chim cánh cụt đến và đi. Chương trình giám sát được thực hiên từ tháng 11/1997 đến tháng 04/2006. Đây là thời điểm có xảy ra hiện tượng El Nino – một hiện tượng nóng lên có chu kì không liên quan đến thay đổi khí hậu.
Trong suốt thời gian diễn ra El Nino, những chú chim cánh cụt sinh sớm thì chống chịu khá tốt, còn những con sinh muộn bị ảnh hưởng nặng nề do những vùng biển nóng lên khiến nguồn thức ăn khan hiếm. Nhưng ảnh hưởng chung đến toàn bộ các cá thể chỉ có thể thấy được 2 năm trước đây, do chu trình sinh sản khá lâu của loài chim cánh cụt.
Theo tính toán của Le Maho, nếu nhiệt độ mặt nước biển tăng lên chỉ khoảng 0,25oC (tương đương 0,45oF) thì khả năng tồn tại của chim cánh cụt trưởng thành sẽ giảm 9%.
Theo bảng thời tiết của các nhà khoa học liên hợp quốc đã dành được giả Nobel, trong hai thập kỉ tới nhiệt độ toàn cầu trung bình sẽ tăng lên khỏang 0,2oC (tương đường 0,35oF) mỗi thập kỉ. Đây cũng là một phần trong khoảng thời gian ấm lên dài hơn của thế kỉ này.
Các nhà khoa học cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi muốn nói rằng số lượng loài chim cánh cụt chúa đang có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng theo những dự đoán về hiện tượng nóng lên tòan cầu hiện nay”.