ThienNhien.Net – Một báo cáo mới công bố của nhóm chuyên gia cố vấn khu vực thuộc Viện nghiên cứu an ninh ISS nhận định không bao lâu nữa, nhiều quốc gia châu Phi sẽ phải đối diện với thực tế là nghề cá của họ dần mất đi và môi trường biển bị suy thoái vĩnh viễn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm và sự phát triển kinh tế của cộng đồng vùng duyên hải – vốn phụ thuộc rất nhiều vào nghề cá.
Andre Standing – tác giả của báo cáo cho biết tại một số nước Châu Phi nạn khai thác quá mức và khai thác bất hợp pháp có thể khiến trữ lượng hải sản ở khu vực này suy giảm và gây thiệt hại vĩnh viễn đối với môi trường biển.
Mặc dù bảo tồn đa dạng sinh học biển không còn là vấn đề riêng của những nước kém phát triển nhưng có nhiều căn cứ chắc chắn cho thấy trữ lượng hải sản và tài nguyên biển ở các đặc khu kinh tế của châu Phi trước đây vốn dồi dào nay đang bị đe dọa.
![]() Nạn đánh bắt quá mức đã ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của dân chài vùng duyên hải Tây châu Phi (Ảnh:irinnews) |
Theo Standing, nguyên nhân sâu xa không phải là những công ty đánh bắt trái phép mà từ những đối tượng được hưởng lợi đằng sau, đồng thời là người bật đèn xanh cho những vi phạm. Những đối tượng này gồm một loạt từ các chính phủ ngoại quốc, các tổ chức liên chính phủ, cho tới ngay chính những nhà chức trách, lãnh đạo của các quốc gia châu Phi này.
Một ước tính của Nhóm đánh giá tài nguyên biển (Anh) thực hiện năm 2005 cho biết sản lượng hải sản đánh bắt bất hợp pháp ở châu Phi có thể đạt giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD/năm. Chỉ riêng Xô-ma-li, sản lượng cá ngừ và tôm đánh bắt bất hợp pháp đã là 94 triệu USD/năm. Sản lượng cá mòi và cá thu cá trái phép ở Angola xấp xỉ 49 triệu USD/năm, tương đương 21% tổng giá trị xuất khẩu cá của Angola. Ở
Những con số này hoàn toàn có thể lý giải bởi chỉ nhìn vào một trường hợp điển hình ở Nam Phi có thể thấy trong vòng 2 năm người ta đã đánh bắt khoảng 320.000 tấn cá Patagonian Toothfish (một loài cá quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng) trong khi quy định chính phủ cho phép tối đa là 450 tấn.
Năm 2001, trong một cuộc điều tra người ta cũng đã phát hiện một đường dây buôn lậu từ Thái Lan tới đặc khu kinh tế
Tự do hóa thương mại
Theo GEO-4, sau những áp lực khiến các quốc gia vùng duyên hải Tây châu Phi thực hiện tự do hóa thương mại, nhiều thỏa thuận về đánh bắt hải sản đã ra đời. Theo những thỏa thuận này, tàu thuyền nước ngoài được phép đánh bắt trong vùng lãnh hải của họ. Điều đó đã tác động đến trữ lượng hải sản cũng như gây bất lợi cho nghề đánh bắt thủ công tại địa phương, ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm và đời sống của người dân trong vùng.
Tại Mô-ri-ta-ni, một quốc gia vùng duyên hải Tây châu Phi, nghề đánh bắt hải sản bị chi phối bởi Hiệp ước Cô-tô-nhơ (ràng buộc 79 quốc gia thành viên đến từ Châu Phi, vùng Ca-ri-bê và Thái Bình Dương (ACP) đối với EU).
Anja von Moltke, chuyên viên Ban Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế của UNEP nhận xét về trường hợp của Mô-ri-ta-ni: “Cô-tô-nhơ cho phép các quốc gia ACP được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Điều này đã hình thành nên xu hướng phát triển nghề cá nhằm mục tiêu xuất khẩu. Sự tự do hóa thương mại tại Mô-ri-ta-ni có thể thấy rõ ở việc hủy bỏ thuế xuất nhập khẩu, rút nhà nước ra khỏi ngành chế biến hải sản và tiến hành hàng loạt thỏa thuận đánh bắt song phương với các nước An-giê-ri, Nhật, Ma-rốc, Nga, Xê-nê-gan, Tuy-ni-di và EU”.
Tự do hóa thương mại đã giúp quốc gia này giảm bớt các khoản nợ quốc tế, tuy nhiên lại tác động tiêu cực đến nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân và tình trạng nghèo đói. Như Moltke nhận xét: “khiến cho ngành hải sản của Mô-ri-ta-ni phụ thuộc quá lớn vào các khoản thanh toán nước ngoài”.
Những nghiên cứu về chi phí môi trường cũng cho thấy trữ lượng cá của Mô-ri-ta-ni tụt giảm đáng kể trong vài năm qua. Nhiều loài đã bị đánh bắt kiệt quệ hoặc gần tới mức đó, chẳng hạn như loài mực hiện đã bị khai thác quá giới hạn cho phép từ 24 đến 40%.
Thất nghiệp
Báo cáo GEO-4 nhận định hậu quả lớn nhất mà các nước đang phát triển phải gánh chịu về mặt kinh tế là nạn thất nghiệp và sự mất giá của đồng tiền. Sau khi hải sản được chế biến ở châu Âu, giá trị của chúng ước chừng khoảng 110,5 triệu USD, như vậy có một sự chênh lệch khổng lồ giữa giá trị mà các công ty EU thu về với phí đánh bắt họ phải trả cho các nước nghèo, chiếm chưa đầy 7,5% giá trị sản phẩm sau chế biến”.
Báo cáo môi trường toàn cầu của Liên hợp quốc GEO-4 cho biết mức độ khai thác nguồn cá ở vùng biển phía Đông châu Phi bởi các tàu đánh các đến từ châu Âu, Nga và châu Á đã tăng gấp 6 lần trong khoảng thời gian 1960 – 1990. Nhiều mẻ cá được xuất trực tiếp đến châu Âu với doanh thu thấp hơn giá trị thực sự của lượng hải sản được bán ra.
|
Trường hợp điển hình ở Mô-ri-ta-ni cho thấy sự tự do hóa đã gây ra những tác động sâu sắc cần lưu ý. Trước hết, đó là sự tách biệt hoàn toàn giữa hệ thống sản xuất theo như quy định trong các hiệp ước, thỏa thuận với hệ thống sản xuất nội địa. Thứ nữa, lợi nhuận thu được đã không được tái đầu tư cho các phương tiện chế biến nội địa vẫn đang trong tình cảnh lạc hậu, thiếu cạnh tranh.
Hải sản hướng vào xuất khẩu cũng có nghĩa ngày càng vắng bóng chúng tại các chợ địa phương, đặc biệt các loài có giá trị cao. Các loài cá truyền thống nay bị thay thế bằng các loại gia cầm với giá rẻ hơn hoặc các loài cá mới nhưng có giá trị thấp hơn.
GEO-4 cũng cho biết nạn lạm dụng đánh bắt hải sản đã gây ảnh hưởng lâu dài đến sinh kế của người dân đánh bắt thủ công vùng duyên hải Tây châu Phi và khiến họ phải rời đi nơi khác để kiếm sống. Những người dân chài Xê-nê-gan đã tị nạn lên Tây Ban Nha ở phía Bắc với lý do không còn kế sinh nhai tại quê nhà.
Cần giải pháp
Standing nhận xét “cho dù để giải quyết vấn đề cần triển khai hành động trên quy mô toàn thế giới, song rõ ràng các quốc gia châu Phi vẫn có thể cố gắng hơn nữa để cải thiện tình trạng. Không thể chỉ đơn thuần kêu rằng châu Phi thiếu khả năng để tự bảo vệ nguồn tài nguyên biển của mình, dù lý do đó cũng khá quan trọng. Điều đáng vạch trần ở đây chính là nạn tham nhũng của bộ máy quan chức và chính phủ, nguyên nhân của sự đánh bắt quá mức và đánh bắt trái phép”.
Moltke nhấn mạnh rằng cần có sự minh bạch hơn trong các đàm phán về sản lượng đánh bắt và những yêu cầu này phải được nêu rõ trong văn bản. Ông cũng cho rằng so với các thỏa thuận giữa chính phủ với công ty, thỏa thuận ký kết giữa các chính phủ tỏ ra hỗ trợ hiệu quả hơn cho công tác quản lý ngành đánh bắt hải sản và phát triển bền vững của nước chủ nhà, mặc dù những thỏa thuận này cần xem xét một cách thận trọng đến các tác động về sinh thái và xã hội,
Còn đề xuất trong GEO-4 cho rằng chính phủ các nước cần tăng cường các cam kết chính trị để làm giảm sản lượng đánh bắt trên toàn cầu, đồng thời tài trợ cho các khu vực quản lý trữ lượng cá của thế giới.
Bài học từ ngành khai thác khoáng sản
Trước đây, ngành khai khoáng đã từng thành lập Sáng kiến minh bạch hóa do một nhóm gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội như khối nhà nước, khối tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế có chung thiện chí cải thiện công tác quản lý ngành khai thác khoáng sản.
ISS đang cố gắng vận động khối các tổ chức dân sự tham gia sáng kiến này, áp dụng những kinh nghiệm từ ngành khai khoáng và công nghiệp gỗ đã thành công trong việc tạo sức ép đối với chính phủ và các công ty để tố cáo tham nhũng.