Lời kêu cứu từ một ngôi chùa

ThienNhien.Net – Đó là ngôi chùa nổi tiếng Wat Khun Samutchine nằm trong vịnh Thái Lan đang có nguy cơ bị xóa sổ. Trong nhiều năm qua, các nhà sư nơi đây đã nỗ lực ngăn chặn sự xâm nhập của biển nhưng mọi cố gắng dường như rơi vào tuyệt vọng. Đây là một trong nhiều công trình văn hóa sớm bị tác động do biến đổi khí hậu.

Thanawat Jaruponsakul, một giáo sư địa chất học của trường ĐH Chulalongkorn( Bangkok) hiện đang thử nghiệm việc xây dựng một kiểu đê biển mới. Ông tin rằng đây sẽ là giải pháp không chỉ cứu ngôi chùa mà còn giúp những nơi khác chống đỡ lại hiện tượng nước biển dâng cao và những trận băo mạnh hơn có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp ở châu Á. Ông nhận định “Chúng ta cần chuẩn bị cho tương lai của ḿnh và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng đây phải là việc ưu tiên hàng đầu.”

Hiện nay, có khoảng 485 km bờ biển vịnh Thái Lan đang bị xói ṃn khủng khiếp.Mực nước biển dâng cao đã khiến gần 200 gia đ́nh ở Samutchine phải di chuyển nơi ở tới vài lần trong thập kỷ vừa qua, và cuối cùng là phải rời vào sâu nội địa.

Chùa Wat Khun Samutchine bị bao quanh bởi nước biển. Mối liên hệ mỏng manh duy trì việc viếng thăm của người dân chỉ là cây cây cầu hẹp bằng gỗ và xi măng.

Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters, nhà sư Somnuek Atipinyo cho biết “Đă từng có một làng sinh sống tại đây nhưng do mực nước dâng lên nên dân làng không thể ở lại, họ phải chuyển đi nơi khác”.

Hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra là nguyên nhân khiến cho mực nước biển tăng cao, điều này ảnh hưởng lớn tới châu
Á nơi một lượng đông dân cư sinh sống ở các khu vực duyên hải thấp hơn mực nước biển, và thậm chí c̣n đe doạ các thành phố lớn như Bangkok.

Do không đủ khả năng để xây hệ thống đê như của Hà Lan hay những hệ thống trị thuỷ đắt đỏ khác, nên hầu hết các quốc gia châu Á đều không có một kế hoạch chi tiết để đối phó với mối đe doạ này.

Thế nhưng Thanawat tin rằng ông đă t́m ra một biện pháp khả thi và thực tiễn để giữ đất khỏi bị nước biển nuốt chửng.
Dự án thí điểm của ông được bắt đầu vào tháng tư năm nay. Ông cho chôn ba hàng cọc bằng bê tông xuống đáy biển nơi gần ngôi chùa, mỗi cọc dài 10 m và có h́nh tam giác.

Ở cách đó khoảng 1,5 m, những cái cọc nhún( hay c̣n gọi là hàng cọc phân tán năng lượng sóng) có thể làm giảm năng lượng sóng tới 30 %. Những cọc nhún này sẽ được ông Thanawat đăng ký bằng sáng chế.
Các cuộc kiểm tra tuy chưa được tiến hành đầy đủ nhưng một số bằng chứng không chính thức đă cho thấy hệ thống này đang phát huy tác dụng.

Ông Thanawat cho rằng vấn đề nằm ở những thay đổi nhanh chóng của hướng và cường độ gió mùa trong khu vực này: Theo như nghiên cứu của ông, trong ṿng một thập kỷ vừa qua, kích cỡ của những con sóng ở vịnh Thái Lan vào mùa gió mùa đă lớn hơn hai lần.
Thanawat vào tháng tới sẽ cho xuất bản một cuốn sách về mối đe doạ của hiện tượng ấm lên toàn cầu đối với Thái Lan. Ông hy vọng rằng nghiên cứu của ḿnh sẽ thúc đẩy chính phủ hành động:” Chúng ta cầ