Chế tạo màng tách CO2 mới hiệu quả hơn 500 lần

Các nhà khoa học Trường ĐH Hanyang (Hàn Quốc) và ĐH Texas (Mỹ) đã chế tạo thành công một loại màng lọc chỉ cho phép CO2 và các phân tử nhỏ khác di chuyển qua và ngăn chặn sự di chuyển của các phân tử lớn hơn như methane.

Dựa trên hình dạng của các bộ lọc thực vật, các nhà khoa học đã chế tạo lớp màng này với hình dạng đồng hồ cát.

Lớp màng này có thể sử dụng để cắt giảm mức độ thải CO2 của các nhà máy nhiệt điện. Trong khai thác dầu và khí đốt , lớp màng này có thể lọc CO2 từ khí tự nhiên trong quá trình xử lý khí. Quá trình lọc qua lớp màng mới này cho hiệu quả gấp 500 lần so với các công nghệ đang sử dụng hiện nay.

Lớp màng này cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề tách các phân tử nhỏ trong khai thác mỏ, tách khí, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng trong việc làm tinh khiết nước…

Các nhà nghiên cứu hy vọng vật liệu này sẽ có một tiềm năng trong tương lai. Hiện nay họ đang thay đổi quá trình sản xuất để có thể tạo ra bộ lọc được thiết kế đặc biệt cho phép các loại khí khác đi qua như methane và nitơ đi qua một cách dễ dàng.