Những phát hiện mới về việc chữa trị căn bệnh ung thư

ThienNhien.Net – Nếu nghiên cứu về nọc độc sên biển của một nhà khoa học Philippine có thể dẫn đến việc tạo ra loại thuốc mạnh gấp 1000 lần mocphin thì cũng chẳng có gì là khó tin khi nghiên cứu về bọt biển của 1 nhà khoa học người Phi-lip-pin khác lại cho rằng có thể chữa trị căn bệnh ung thư.

Theo nhà sinh học biển người Mỹ – TS. Kent Carpenter, Phi-lip-pin là nơi tập trung sinh vật biển lớn nhất thế giới. Các nhà khoa học Phi-lip-pin đã chú ý tới tính đa dạng sinh học vùng biển này và biết tận dụng chúng. Nó gồm  cả các vi sinh vật và thực vật trên cạn, đây có thể là một nguồn cung cấp các hợp chất chống ung thư hay nguồn kháng sinh và nhiều loại dược liệu cho các bệnh khác nhau.
Ph.D Gisela P. Concepcion – người được công chúng biết tới thông qua Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển y tế Phi-lip-pin (PCHRD) thuộc diễn đàn sức khoẻ của trường đại học Y khoa Phi-lip-pin, cho biết: “Chúng tôi có một sự đa dạng sinh học mà không nơi nào trên thế giới sánh được. Từ đây, chúng tôi có thể tìm ra những loại kháng sinh mới và nhiều loại thuốc có giá trị cao”.
 “Với tính đa dạng sinh học cao, tính đa dạng hoá học cũng sẽ trở nên phong phú vì các sinh vật biển đã phát triển trong sự tác động qua lại mật thiết với các sinh vật khác trong môi trường”, bà Concepcion – một giáo sư tại Viện Khoa học Hải dương – Đại học Phi-lip-pin nói, “như ví dụ về một rạn san hô, nơi tồn tại cả quan hệ cạnh tranh và cộng sinh”.
Bà cùng với nhóm các nhà khoa học của mình đã nghiên cứu về bọt biển như một nguồn  cung cấp các hợp chất chống ung thư.
Theo bà: “Động vật không xương sống ở biển, như bọt biển, tạo ra một kho hoá chất – các hoá chất này được sử dụng cho sự tự vệ và sinh tồn của chúng. Đây là điều cơ bản cho nghiên cứu về các hợp chất độc tế bào mà có thể rất hữu ích”
Concepcion cũng cho biết thêm:” Với sự phong phú của vùng biển này, chúng tôi chỉ cần có hướng nghiên cứu hiệu quả hơn và hỗ trợ về tài chính cũng rất cần thiết. Chúng tôi có thể hy vọng vào sự trợ giúp của các nhà khoa học Phi-lip-pin ở nước ngoài để phát triển các loại thuốc có giá trị cao”
Nhóm nghiên cứu của bà đã khám phá ra một thành phần có khả năng chống ung thư, chúng có thể chế tạo để tấn công tế những tế báo ung thư theo nguyên tắc chung về liệu pháp kháng thể.
Nhóm nghiên cứu – có khoảng 20 nhà hải dương học, nhà hoá phẩm tự nhiên, hoá sinh học cũng như các nhà sinh học tế bào và phân tử, bao gồm TS. Ed Padlan thuộc Viện Y học Quốc gia Mỹ và TS. Ameurfina Santos thuộc Viện Sinh học phân tử và Công nghệ sinh học Quốc gia – Đại học Phi-lip-pin, vừa mới đệ trình một công trình nghiên cứu mang tên “Biển dược” lên Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển y tế Phi-lip-pin để tiếp tục theo đuổi đề tài này.
Phát hiện của nhóm đã trở thành chủ đề của dự án “Amor” (viết tắt của Nghiên cứu về Ung thư học phân tử và kháng thể). Dự án này đề ra mục tiêu là tìm cách chữa trị cho bệnh ung thư vú
Amor là quá trình phát triển các liệu pháp chữa trị cho ung thư có dùng kháng thể diệt khối u do Padlan thiết kế. Padlan đã tới Phi-lip-pin năm 1998 theo chương trình “Nhà khoa học Balik” của chính phủ nước này. Trong suốt chuyến đi, ông đã trở thành cộng tác viên đắc lực cho dự án.
Giai đoạn đầu của Amor, được PCHRD tài trợ trong vòng 6 năm, đã kết thúc năm ngoái. Hiện tại, chương trình còn chờ những khuyến cáo mới cho giai đoạn thứ 2.
Concepcion đồng thời cũng là cộng tác viên của nhà sinh học phân tử Philippine, TS. Baldomero Olivera trong 1 dự án khác liên quan tới ốc biển. Olivera, 1 giáo sư sinh học tại trường Đại học Utah, được phong danh hiệu Nhà Khoa học sáng lập Havard năm 2007 nhằm công nhận những đóng góp của ông trong 3 thập kỷ qua về việc phát triển các loại thuốc từ động vật hoang dã.
Nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự khám phá ra một lớp chất dược phẩm được biết đến như conopeptides, thành phần chính trong 1 loại thuốc mới – Ziconotide (Prialt) – được lấy từ nọc độc của ốc. Loại thuốc này đã được thử nghiệm và có công dụng mạnh gấp 1000 lần so với morphin nhưng không gây nghiện.
Các hợp chất do Olivera phát hiện từ nọc độc của ốc có thể đã được dùng để chữa bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt, nhồi máu cơ tim, bệnh Parkinson, động kinh và trầm cảm cũng như nhiều bệnh khác
Theo Concepcion, nọc độc của ốc được coi là nhóm cực kỳ đa dạng, với hàng ngàn loài đã tìm thấy ở khắp Phi-lip-pin.
Concepcion cũng thể hiện rõ sự thất vọng về việc trì hoãn tiến hành giai đoạn 2 của Amor. Bà nói rằng: “Thiếu nguồn tài chính cũng có thể trở thành nguyên nhân chính khiến cho việc nghiên cứu loại thuốc quan trọng như thế bị trì trệ”.
Còn TS Jaime C. Montoya, giám đốc điều hành của PCHRD, nhấn mạnh rằng Phi-lip-pin có thể tiết kiệm chi phí quốc gia nếu nước này tự sản xuất được thuốc men và vắcxin.
Tuy nhiên, ông cũng lấy làm tiếc, việc tự túc thuốc men và vắc xin có giá quá đắt – 1 tỷ đô la cho quá trình phát triển thuốc (từ khái niệm và những thử nghiệm đến lúc đưa ra thị trường) và khoảng nửa tỷ đô để nâng cấp cơ sở vật chất cho vắc xin ở Viện nghiên cứu Thuốc nhiệt đới.
Ông Montoya phát biểu: “Phi-lip-pin sẽ phải nhập khẩu thuốc mãi mãi “nếu chúng ta không có hệ thống nghiên cứu tại chỗ mạnh”. Ông cho rằng đây là lý do tại sao dự án của các nhà khoa học nước này, như “Biển dược” nên được khuyến khích phát triển. Ông cũng ủng hộ đơn giá các loại thuốc rẻ hơn đang chờ quyết định của Quốc hội và Hệ thống nghiên cứu đơn giá y tế Quốc gia của Phi-lip-pin.
Ông đưa ra những dự đoán về đơn thuốc giá rẻ, nó sẽ cho phép những nghiên cứu trong nước tiếp tục đuợc tiến hành trong vòng 2 năm (trước khi hết hạn bằng sáng chế thuốc) nhằm đảm bảo cho Phi-lip-pin có thể sản xuất thuốc với chi phí thấp nhưng chất lượng tốt.
Montoya cũng chỉ ra các loại thảo dược của Phi-lip-pin được các cộng đồng thiểu số sử dụng và được các cơ quan kiểm định chứng nhận – như lagundi, sambong, akapulko và yerba Buena (ông cũng nói thêm cây ampalaya cần phải được kiểm nghiệm thêm)
Còn theo bà Concepcion, có rất nhiều vi sinh vật biển – như vi khuẩn và nấm – vẫn chưa được nghiên cứu nhưng cũng có thể là nguồn hợp chất có hoạt tính sinh học được dùng làm kháng sinh
 “Hiện nay trên thế giới đang thiếu kháng sinh”, bà nói, “nguồn cung cấp mới đã cạn kiệt. Hãy thử nghĩ xem các bạn có thể khám phá ra rằng các vi sinh vật, các động vật không xương sống ở biển như bọt biển có thể là là nguồn thuốc và kháng sinh mới. Đó đúng là điều kỳ diệu!”
Bà nêu ra những ưu điểm của các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, chúng có dạng hoạt tính sinh học mà các nhà khoa học có thể lấy đó làm nền tảng cho dự án của họ.
Công trình của Olivera là một ví dụ điển hình, bà cho rằng thuốc giảm đau có thể dẫn xuất từ các chất kích hoạt thần kinh trong nọc độc ốc. “Những sinh vật này sinh ra chất độc tác động lên hệ thần kinh để làm tê liệt hay làm dịu cho con mồi của chúng, vì đó là cơ hội lớn để tách chiết chất giảm đau hữu ích cho con người.