Giải mã hiện tượng chim bị cuốn theo những cơn bão lớn

Nghiên cứu do nhà khoa học Matthew Van Den Broeke của Đại học Nebraska – Lincoln, Mỹ, thực hiện chỉ ra, có thể có những cơn bão mạnh khiến chim bị mắc kẹt và bão đưa loài động vật này đi nơi khác định hướng của chúng.

Radar cơn bão nhiệt đới Beta đổ bộ Mỹ tháng 9.2020. Hình bầu dục màu trắng là dấu hiệu vật chất sinh học, cho thấy sự hiện diện của các loài chim. Ảnh: Remote Sensing in Ecology and Conservation

Thông tin chim bị mắc kẹt trong tâm bão có từ ít nhất là thế kỷ 19, khi các thủy thủ quan sát hiện tượng này từ mũi tàu và thấy tàu trở thành bến cảng di động cho những con chim kiệt sức.

Theo Phó Giáo sư về Trái đất và khoa học khí quyển Matthew Van Den Broeke, từ khi có radar quan sát, các nhà khoa học mới thực sự cho biết có bao nhiêu hệ thống bão vận chuyển chim và các loài côn trùng khác.

Công nghệ cho phép các nhà khí tượng học thực sự phân biệt các yếu tố thời tiết với các sinh vật chỉ được phổ biến rộng rãi trong 10 năm qua. Điều này có nghĩa là vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về thời điểm, tần suất và trong những điều kiện nào cơn bão cuốn theo những con chim.

Phó Giáo sư Van Den Broeke bắt đầu phân tích dữ liệu từ 33 cơn bão Đại Tây Dương đổ bộ Mỹ hoặc Puerto Rico từ năm 2011 đến năm 2020. Trong 33 cơn bão này, một số cơn bão dữ dội đáng chú ý như bão Irene năm 2011, Sandy năm 2012, Harvey và Irma năm 2017, Dorian năm 2019.

Ông đã săn lùng những dấu hiệu vật chất sinh học đặc biệt như sóng điện từ, tốc độ sóng ánh sáng phản xạ trở lại trạm radar không do lượng mưa mà từ chim hoặc các loài côn trùng trong mắt bão. Trong 33 cơn bão này, Van Den Broeke đều xác định được ít nhất một số vật chất sinh học.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này khác nhau và thường tương ứng với sự khác biệt của từng cơn bão. Tốc độ gió của cơn bão càng lớn thì dấu hiệu của vật chất sinh học càng dày đặc và có lúc lớn hơn dấu hiệu thời tiết, cho thấy có nhiều chim mắc kẹt trong mắt bão…

Trong nghiên cứu gần đây, Phó Giáo sư về Trái đất và khoa học khí quyển Van Den Broeke phát hiện ra rằng, độ cao di chuyển của những con chim bị mắc kẹt trong bão cũng tăng theo cường độ bão. Điều này có thể liên quan đến cấu trúc nhiệt của một cơn bão điển hình. Không khí ẩm, nóng gần bề mặt nước có xu hướng đi lên mắt bão cho tới một ranh giới nhất định, vượt qua ranh giới đó không khí ở tầng cao hơn, khô hơn có xu hướng chìm xuống. Điều này có thể thay đổi đáng kể giữa các cơn bão và có thể ảnh hưởng đến của các loài chim.