An tử – Một lựa chọn mang tính nhân đạo trong xử lý động vật hoang dã tịch thu từ buôn bán trái phép

ThienNhien.Net – An tử là phương pháp tiêu hủy động vật được tiến hành theo những hướng dẫn nhân đạo. Đây là một lựa chọn hợp lí thay vì nuôi nhốt hoặc thả chúng về tự nhiên trong nhiều trường hợp. Mặc dù việc làm này có thể gây phản cảm cho người thực hiện, nhưng theo định nghĩa đây là việc làm nhân đạo và hoàn toàn phù hợp với quan điểm bảo tồn và quan tâm đối với động vật. Trong nhiều trường hợp, nó có thể là sự lựa khả thi nhất vì các lí do bảo tồn, nhân đạo cũng như kinh tế. Dường như việc tiêu hủy không thường được các cơ quan thực hiện tịch thu áp dụng để xử lý đối với động vật tịch thu được. Dù vậy, cũng không phải quá để khẳng định rằng đó là một sự lựa chọn có trách nhiệm nhất.

Nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng tịch thu được động vật còn sống sẽ gặp phải các trường hợp sau đây:

a) Trong khi bị buôn bán hoặc bị giam cầm, động vật bị nhiễm bệnh không chữa trị được và có thể lây cho những con khác khi mang nuôi hoặc thả trở lại tự nhiên.

b) Nguồn gốc/xuất xứ của động vật không rõ ràng, và có bằng chứng về sự khác biệt gen giữa chúng và trong nội loài ngoài tự nhiên có thể làm tổn hại đến tính toàn vẹn của các quần thể hoang dã và nuôi nhốt, gồm các vấn liên quan đến các hoạt động nhân giống hoặc nghiên cứu bảo tồn.

c) Không đủ nguồn lực để thả động vật trở lại tự nhiên theo đúng hướng dẫn sinh học (IUCN 1998) và quyền động vật (Học viện Quốc tế về Khoa học Quyền động vật – International Academy of Welfare Sciences 1992)

d) Không có sự lựa chọn nào có tính khả thi để duy trì động vật trong nuôi nhốt.

Trong những trường hợp này, tiêu hủy có thể là sự lựa chọn có tính trách nhiệm duy nhất, và nên được tiến hành.

Lợi ích của việc tiêu tủy
a) Tôn trọng công tác bảo tồn loài, và với các quần thể động nuôi nhốt và ngoài hoang dã thì việc tuy hủy sẽ có ít rủi ro (như bệnh dịch, ô nhiễm nguồn gen, sự xâm lấn sinh học) hơn rất nhiều so với việc duy trì chúng trong nuôi nhốt hoặc thả chúng trở lại tự nhiên.

b) Việc tiêu hủy có thể là giải pháp tốt nhất (duy nhất) cho vấn đề gai góc với động vật tịch thu được. Về lâu dài, nhiều khả năng là việc duy trì động vật trong nuôi nhốt có thể không đảm bảo được quyền động vật, và triển vọng sống sót cho những động vật được thả lại là không cao do có thể bị chết đói, bệnh dịch hay thú dữ ăn thịt.

c) Việc tiêu hủy có tác dụng ngăn chặn các hành vi buôn bán khi động vật tịch thu được hoàn toàn bị tách ra khỏi việc buôn bán, không cho những kẻ buôn bán có cơ hội thực hiện lại hành vi của chúng. Việc làm này loại bỏ được động cơ tài chính thu được từ các vụ buôn bán trái phép. Thêm vào đó, việc tiêu hủy có thể dùng như một sự ngăn ngừa lớn hơn, trong việc giáo dục công chúng và các thành phần khác về sự nguy hiểm và phức tạp của vấn đề có thể gây ra từ việc buôn bán động vật còn sống săn bắt từ hoang dã.

d) Sự lựa chọn việc tiêu thủy thay vì duy trì chúng trong nuôi nhốt hoặc thả trở lại tự nhiên mang lại cơ hội cho cơ quan tiến hành tịch thu và các cơ quan chức năng khác thực hiện việc giáo dục công chúng về nhiều vấn đề bảo tồn sâu sắc hơn, có liên quan đến các loài xâm hại và các kết quả xấu có thể xảy ra đối với động vật khi thả trở lại tự nhiên khi không có sự bảo vệ hợp lý. Nhận thức của công chúng được nâng cao có thể đóng góp thêm nhiều ý tưởng cho việc xử lý những động vật tịch thu được.

e) Việc tiêu hủy có thể là một sự lựa chọn ít tốn kém hơn cả so với các sự lựa chọn khác. Nó không lãng phí nguồn lực về nhân lực và tài chính có thể dành cho công tác bảo tồn và các hoạt động có liên quan khác như việc tái thả hoặc chăm sóc cho những động vật này, hoặc dành cho công tác bảo tồn các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Khi động vật được tiêu hủy hoặc bị tử vong trong điều kiện nuôi nhốt, nên cố gắng giữ lại các tiêu bản động vật chết để sử dụng một cách tốt nhất cho các mục đích nghiên cứu khoa học, như đưa vào bộ sưu tập của một trường đại học hoặc một viện nghiên cứu, chúng rất quan trọng đối với việc nghiên cứu sự đa dạng sinh học, bệnh lí học hoặc những nghiên cứu khác.

Nguy cơ từ việc tiêu hủy
a) Thực hiện việc tiêu hủy có giá trị giáo dục tích cực thì nó cũng có thể gây ra sự nhận thức tiêu cực cho các cơ quan thực hiện tịch thu về việc quyết định không lựa chọn cách xử lý khác. Trong những trường hợp như vậy, cần phải có sự tiên liệu trước về sự chỉ trích này và đưa ra lí do hợp lý đối với quyết định tiêu hủy.

b) Nguy cơ mất đi nguyên liệu hiếm có về tập tính, nguồn gen và sinh thái học trong từng cá thể hoặc nhóm cá thể, những vật liệu này có thể có sự khác biệt trong cùng một loài và có thể mất đi giá trị bảo tồn của loài đó.


Nguồn: Hướng dẫn Xử lý Động vật tịch thu được, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN)