Bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất khô hạn: Khoa học và chính sách

Những vùng đất khô hạn (những vùng khô cằn hoặc bán khô cằn) chiếm khoảng 40% bề mặt Trái đất. Mặc dù không có nhiều loài sinh vật như ở các vùng ôn đới hoặc các khu vực khí hậu ẩm ướt, nhưng những vùng này lại là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu thích nghi đặc biệt với điều kiện sống khô hạn. Tuy nhiên, tại nhiều vùng trong số này, mức độ đa dạng sinh học rất thấp, lại đặt trong một trạng thái cân bằng mong manh nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi tự nhiên và những biến động về môi trường do con người gây ra. Bài báo này tóm tắt những nghiên cứu về mối đe dọa gần đây với đa dạng sinh học tại các vùng đất khô hạn, nêu ra hành động chúng ta cần thực hiện để bảo vệ chúng. Bài báo tập hợp các gợi ý dành cho những người đang lập chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng đất khô hạn.

(Tác giả bài viết, John Lemons, là giáo sư chuyên ngành sinh học và khoa học môi trường thuộc Khoa Nghiên cứu môi trường, Đại học New England, Maine, Hoa Kỳ).

Những vùng đất khô hạn nằm ở đâu trên trái đất ?
Những vùng đất khô hạn (vùng đất khô cằn và bán khô cằn) bao phủ tới gần 40% tổng diện tích đất đai của địa cầu, bao gồm những môi trường sống đa dạng như sa mạc, rừng, savan và thảo nguyên, vùng đất ngập nước, ao, hồ và sông. Những vùng đất khô hạn rộng lớn nhất nằm ở châu Phi và châu Á.

Tỉ lệ dân cư ở châu Phi và châu Á trong các vùng đất khô hạn cũng rất cao, khoảng 42% trong mỗi vùng, cụ thể là hơn 1,4 tỉ người ở châu Á, 270 triệu người ở châu Phi. Một vài nơi có mật độ dân số ở các vùng đất khô hạn cao nhất thuộc tiểu vùng ẩm ướt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Địa Trung Hải và Tây Phi. Chẳng hạn, ở Burundi, mũi đất Verde, Hi Lạp, Gambia và Togo, có hơn 100 người/km2, trong khi mật độ dân số trung bình ở các vùng đất khô hạn thuộc châu Phi chỉ khoảng 25 người/km2.

Đa dạng sinh học các vùng đất khô hạn
Tổng số loài sinh vật trên toàn thế giới ước tính xấp xỉ 30-100 triệu loài, trong đó khoảng 1,4 triệu loài đã được mô tả chính thức. Mặc dù số lượng loài sinh vật ở các vùng đất khô hạn chưa có dẫn chứng chính xác nhưng nhìn chung người ta thừa nhận rằng đa dạng loài ở đây không giàu có như ở các vùng ôn hòa hay ẩm ướt hơn. Tuy vậy, vùng đất khô hạn lại là nơi cư trú của số lượng lớn các loài đặc hữu – thực động vật thích nghi duy nhất với những điều kiện sống đầy biến động và khắc nghiệt.

Mỗi loài sinh vật như vậy đều có cách riêng đương đầu với điều kiện nguồn nước luôn biến động và nhiệt độ khắc nghiệt. Chẳng hạn, một số loài xương rồng rất ít hoặc không có lá để giảm mất nước qua hô hấp, trong khi những loài khác lại có các mô mọng tích trữ nước. Các thực vật sa mạc, như một số thành viên trong họ loa kèn, duy trì trạng thái tiềm tàng trong một thời gian dài cho đến khi có đủ nước mới tăng trưởng và sinh sản.

Các động vật trong vùng đất khô hạn cũng có khả năng thích nghi không kém. Loài bọ cánh cứng Stenocara được tìm thấy ở Namibia, “trồng chuối” trên đỉnh của những đụn cát thường xuyên được bao phủ bởi sương mù ven biển để lấy những giọt nước vào vỏ giáp của chúng. Chuột túi ở các vùng đất khô hạn ở Trung và Bắc Mĩ tạo ra toàn bộ lượng nước cần thiết bằng việc oxi hóa chất béo trong các hạt quả khô (nước chuyển hóa).

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã xác định 234 trung tâm đa dạng thực vật (Centres of Plant Diversity – CPD) trên toàn thế giới, trong số đó 42 trung tâm thuộc vùng đất khô hạn. Tiêu chuẩn để được xếp như một CPD là phần lớn vùng đất đó phải chứa ít nhất 1000 loài thực vật có mạch ở các môi trường sống khác nhau, ngoài ra ít nhất 10% những loài đó phải là đặc hữu. Thực vật và nguồn gen của chúng cũng phải được dân bản địa và những người khác đánh giá cao về vai trò đóng góp cho đời sống, kinh tế, tôn giáo và phong tục văn hóa cũng như tầm quan trọng về mặt sinh thái.

Tại sao bảo vệ đa dạng sinh học ở các vùng đất khô hạn là việc quan trọng?
Người ta ngày càng xác định được tầm quan trọng của việc bảo vệ đa dạng sinh học của các vùng đất khô hạn, không chỉ vì lợi ích riêng của chúng ta mà còn vì đa dạng sinh học sẽ cung cấp các “dịch vụ sinh thái” (ecosystem services) mà con người cần đến (xem hộp 1). Chẳng hạn, WWF đã xác định 138 vùng trên thế giới là “ví dụ điển hình cho các hệ sinh thái đa dạng của thế giới và là trung tâm ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn”. Trong số đó, có 31 vùng đất khô hoan. Tương tự, IUCN đã xác định khoảng 1300 vùng đất khô hạn. mà hoạt động bảo tồn và gìn giữ đa dạng sinh học là rất cần thiết.

Hộp 1. Dịch vụ sinh thái ở các vùng đất khô hạn

 Những quá trình qua đó môi trường tự nhiên cung cấp nguồn lợi cho con người được hiểu là “dịch vụ sinh thái” và không thể thiếu với đời sống ở vùng đất khô hạn. Dịch vụ sinh thái được phân thành các loại:

1. Cung cấp vật chất, gồm những sản phẩm từ hệ sinh thái, thức ăn, sợi may mặc, nguồn nước ngọt, nguồn gen. Ví dụ, người Chile ở vùng đất khô hạn đã dùng cây Chorizanthe vaginata benth để làm thuốc. Các loại cây được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, thấp khớp và đau đầu, người ta cũng tin là chúng còn có đặc tính của thuốc giảm đau và chống viêm.

2. Điều chỉnh, chẳng hạn điều chỉnh vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn khí hậu với một vài bệnh của con người. Ở vùng đất khô hạn châu Phi, việc trồng các cây như cây Senna siamea cạnh cây ngô làm tăng số lượng vi sinh vật cần thiết cho việc nâng cao dinh dưỡng đất. Hơn nữa, đất đai phì nhiêu hơn cũng làm giảm xói mòn, tạo cơ hội cho các loài cây khác xuất hiện.

3. Lợi ích về mặt tôn giáo và văn hóa, làm giàu đời sống tâm linh, trau dồi kinh nghiệm, hệ thống kiến thức, các mối quan hệ xã hội và các giá trị thẩm mỹ khác. Lạc đà không bướu, quirquincho và đà điểu chính là những loài cung cấp “lợi ích tôn giáo và văn hóa” cho người Bolivia, Chile và Peru sống trong vùng đất khô hạn nhờ việc sử dụng chúng vào trang phục truyền thống và hoạt động văn hóa liên quan đến y học, đồ thủ công mỹ nghệ và tôn giáo.

4. Nguồn nuôi dưỡng, cung cấp những lợi ích cần thiết cho các hệ sinh thái khác như sản phẩm sinh khối, sản phẩm oxi không khí, duy trì nguồn nước và đất, gìn giữ môi trường sống. Chẳng hạn, thực vật bản địa trong các vùng hạn hán ở Sultanate của Oman làm cho khí hậu mát hơn được sánh với vùng xung quanh sa mạc về lợi ích tăng cường dinh dưỡng cho các cây khác cũng như làm tăng mức độ giàu có và đa dạng các loài động vật.

Có nhiều nỗ lực nhằm đánh giá về giá trị kinh tế của hàng hóa và các lợi ích sinh thái. Khi xác định được một giá trị, người ta có thể sử dụng nó để xây dựng những giải pháp về mặt chính sách và ra quyết định. Tuy vậy việc cố gắng xác định giá trị tiền tệ của hàng hóa và lợi ích của đa dạng sinh học rất khó thực hiện bởi vì các phương pháp để xác định loài sinh vật nào và phải được đánh giá ra sao là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.

Tầm quan trọng của việc bảo tồn các vùng đất khô hạn càng thấy rõ hơn khi chúng ta xem xét đến khoảng hai tỉ người nghèo đói đang sống trong các vùng đất khô hạn đó, và tất cả họ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến “sự giàu có” của đa dạng sinh học địa phương. Chẳng hạn, những người sống ở vùng đất khô hạn chỉ có thể duy trì vật nuôi của họ nếu nền tảng đa dạng sinh học mà những con vật đó cần đến được bảo vệ một cách xứng đáng. Đối với một số loài gia súc, chúng ta cần bảo vệ nguồn thức ăn cỏ khô chịu được rét tự nhiên cho chúng, trong khi những loài khác lại cần bảo vệ nguồn nước tại lưu vực sông.

Một cơ sở khác cho yêu cầu bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất khô hạn xuất phát từ thực tế là sản xuất nông nghiệp trong các vùng đất này chiếm một phần quan trọng trên toàn thế giới. Thêm vào đó, những người sống ở các vùng đất khô hạn đã sử dụng nhiều loài sinh vật truyền thống và đặc hữu làm thức ăn, làm sợi may mặc, làm thuốc. Chẳng hạn, họ đã thuần hóa các cây bản địa để trồng lâu dài ở châu Phi; tận dụng thường xuyên thực vật bản địa làm nguồn thức ăn cho gia súc và làm thuốc ở vùng đông bắc khô hạn của Brazil, sử dụng và bảo vệ các loài thú cũng như những động vật hoang dã khác ở Bolivia, Chile, và Peru.

Tại sao đa dạng sinh học các vùng đất khô hạn bị đe dọa?
Điều kiện khắc nghiệt ở các vùng đất khô hạn đồng nghĩa với việc đa dạng sinh học tự nhiên thường rất thấp, dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người, chăn thả hoặc trồng trọt quá mức, đưa vào các loài ngoại lai hoặc những biến động về nguồn nước. Kết quả làm tăng xói mòn đất và mất dinh dưỡng dẫn đến đất đai thoái hóa trong các vùng khô hạn lớn. Mặc dù ước tính ban đầu về xói mòn đất trong các vùng đất khô hạn chưa được đưa ra song những nghiên cứu quan trọng trong 15 năm qua đã đưa ra con số 20% vùng đất khô hạn đã bị thoái hóa (tác động đến hơn 250 triệu người), có lẽ trong tương lai tỉ lệ này sẽ còn lớn hơn nhiều.

Sự thoái hóa đất đai nghiêm trọng đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi xu hướng về nhân khẩu học, kinh tế và xã hội phát triển không tương xứng, thiếu các công nghệ mới cho phép con người sống ổn định hơn, các nhân tố văn hóa và hệ thống tín ngưỡng, các cơ quan và chính sách kém nhạy bén. Chẳng hạn, vùng đất khô Seridó ở đông bắc Brazil đang bị thoái hóa do nạn phá rừng và cháy rừng do dân địa phương gây ra khiến đất trở nên trống trải, kết quả là sự thiếu hụt không thể kiểm soát được về nguồn nước, ô nhiễm các hồ chứa nước.

Những vùng đất khô cũng đang bị đe dọa từ việc thay đổi khí hậu toàn cầu do con người gây ra. Điều này đe dọa đa dạng sinh học vùng đất khô hạn qua những thay đổi về kiểu độ ẩm và nhiệt độ địa phương, mở rộng phạm vi lây lan bệnh tật như bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết. Không may cho chúng ta là những phương pháp khoa học để ngăn ngừa các biến đổi này còn rất hạn chế.

Một vấn đề lớn khác mà các vùng đất khô hạn phải đương đầu là những mối nguy hiểm trực tiếp không có giới hạn trong tự nhiên, chúng vượt qua những ranh giới về mặt pháp lý của một địa phương, quốc gia hay khu vực, cũng như những giới hạn sinh thái như đường phân nước. Chẳng hạn, một vài khu vực ở Ấn Độ đã có biện pháp bảo vệ nguồn nước, nhưng chúng vẫn bị suy thóai là do các khu vực khác cũng sử dụng nguồn này nhưng không thực hiện các biện pháp bảo vệ. Trên phạm vi quốc tế, bảo vệ các vùng đất khô hạn nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia cần có hiệp định giữa các nước liên quan. Điển hình cho điều này là Công ước Vicuna- được kí kết giữa Argentina, Bolivia, Chile và Peru – bảo vệ loài lạc đà không bướu trong các vườn quốc gia và vùng đất riêng tại mỗi nước.

Các đề xuất cho chính sách
Một số chính sách quan trọng đã được xây dựng nhằm bảo vệ vùng đất khô hạn và đa dạng sinh học của chúng, được đưa ra bởi, chẳng hạn, Công ước quốc tế về chống Sa mạc hóa (UNCCD), Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD), tổ chức IUCN và Chương trình đánh giá hệ sinh thái thiên nhiên kỷ (Millennium Ecosystem Assessment). Tất cả đều nhằm mục đích tăng cường hiểu biết về vùng đất khô hạn và rút ngắn khoảng cách giữa khoa học và chính sách. Những ví dụ dưới đây đưa ra các đề xuất cần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất khô hạn.

Đầu tiên, những tiếp cận qua biện pháp kỷ luật là cần thiết, bao gồm không chỉ những điều khoản cho các nhà khoa học theo các hệ thống kỉ luật khác nhau cùng cộng tác với nhau, mà còn giúp cho các nhà khoa học và các nhà xây dựng chính sách làm việc cùng nhau. Thêm vào đó, cần yêu cầu những người nắm giữ tài sản phải có vai trò trong các chính sách về đa dạng sinh học vùng đất khô hạn và ra quyết định- chẳng hạn, những người bản địa chính thống, nông dân và chủ trại chăn nuôi. Điều này cho phép những người địa phương hiểu rõ hơn và hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học, đảm bảo rằng nó sẽ đề cập đến những nhu cầu của họ.

Các tiếp cận qua biện pháp kỉ luật rất cần thiết bởi vì có nhiều mối quan hệ phức tạp giữa đa dạng sinh học với tình hình dân số địa phương. Chẳng hạn, ở Nam Phi, thay đổi khí hậu được dự báo dẫn đến đất khô hạn trong thời gian dài, kèm theo là mất đi thảm thực vật và có nhiều trận gió mạnh hơn. Điều này ngược lại sẽ ảnh hưởng đến cân bằng của các đụn cát, chúng chắc chắn sẽ chuyển động; ảnh hưởng đến sinh kế của những nông dân mà nguồn thu nhập phải phụ thuộc vào cỏ chăn nuôi.

Thứ hai, đa dạng sinh học cần được nâng lên tầm phát triển rộng hơn, như đã được đưa ra trong công ước đa dạng sinh học, để đạt được sự phát triển bền vững và giảm nghèo đói. Chẳng hạn, các quá trình sinh học cơ thể và hiện tượng tự nhiên thì không thể là nhân tố chính trong sự thoái hóa các vùng đất khô hạn và sự suy giảm đa dạng sinh học. Nhưng rõ ràng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thoái hóa đất đai và suy giảm đa dạng sinh học xuất phát từ sự nghèo đói. Điều đó khiến cho con người lạm dụng những vùng đất mỏng manh để thoát khỏi tuyệt vọng, do những chính sách thương mại và nguồn trợ cấp không ổn định, hoặc những hệ thống cai quản đất đai khó hiểu đã khuyến khích việc sử dụng đất cho các lợi ích trước mắt mà phải trả giá cho cả sự ổn định lâu dài. Một lần nữa, các chiến lược phát triển cũng phải dựa phần lớn vào sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ, bởi vì không có sự tham gia đó thì hiệu quả của các chiến lược bảo tồn sẽ giảm đi.

Thứ ba, hầu hết nghiên cứu được chính phủ và các cơ quan tài trợ đều thực hiện trong khoảng thời gian 2-5 năm. Thực tế là nhiều vấn đề đa dạng sinh học không thể giải quyết bằng các nghiên cứu ngắn hạn, hơn nữa nghiên cứu lâu dài thực sự cần thiết nếu chúng ta hoàn toàn hiểu về tác động của việc suy giảm đa dạng sinh học với các vùng đất khô hạn.

Điều cuối cùng, các nhà khoa học và các nhà làm chính sách cần phát triển các chương trình nghị sự tương ứng của họ trong sự hòa hợp với các công ước quốc tế như CBD, UNCCD, và khung quốc tế về ngăn ngừa thay đổi khí hậu toàn cầu.