Hình tượng Rồng trên nhà Gươl của người Cơ Tu

Khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang là nơi sinh sống của đồng bào người Cơ Tu với những nét văn hóa truyền thống lâu đời còn được lưu giữ và duy trì. Một trong những giá trị văn hóa nổi bật của người Cơ Tu là ngôi nhà cộng đồng hay được gọi là nhà Gươl, cũng là trung tâm văn hóa và nơi quần tụ của mỗi làng.

Nhà Gươl của người Cơ Tu Quảng Nam được dựng bằng các cây gỗ tốt, mái được lợp bằng lá cây rừng như lá nón, lá mây. Đặc biệt, nhà Gươl được trang trí bằng rất nhiều hình phù điêu chạm khắc và tô màu về các loài động vật rừng cùng các cảnh sinh hoạt của người dân. Trong đó, đáng ngạc nhiên là hình tượng Rồng, một loài vật chỉ gặp trong truyền thuyết, lại được thể hiện trang trọng ở nhiều nhà Gươl người Cơ Tu dưới dạng rồng cuốn cột, rồng chầu âm dương, rồng – phượng, rồng trên cột lễ…

Dưới đây là một số hình ảnh Rồng trong văn hóa người Cơ Tu ở Quảng Nam.

Nhà Gươl ở làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang.

Cặp rồng ở mặt trước nhà Gươl tại Làng truyền thống Cơ Tu, huyện Tây Giang.
Rồng chầu âm dương ở trung tâm nhà Gươl làng gốm Kanoon, xã A Xan, huyện Tây Giang.
Rồng trên xà ngang nhà Gươl ở Làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang.
Rồng trên cột dọc đầu hồi nhà Gươl ở Làng truyền thống Cơ Tu huyện Tây Giang.
Rồng trong nhà Gươl làng gốm Kanoon, xã A Xan, huyện Tây Giang.
Rồng phun nước ở nhà Gươl ở thôn du lịch cộng đồng Đhrôồng, xã Tà Lù, huyện Đông Giang.
Rồng trong nhà Gươl thôn du lịch cộng đồng Đhrôồng, xã Tà Lù, huyện Đông Giang.
Một góc nhà Gươl ở làng gốm Kanoon, xã A Xan, huyện Tây Giang.

Rồng trên chân cột nhà Gươl ở làng gốm Kanoon, xã A Xan, huyện Tây Giang.

Bài và ảnh: Minh Xuân

Nguồn:
PanNature