Bãi giữa sông Hồng – vườn chim tự nhiên lớn độc đáo nhất Hà Nội

Các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng thuộc địa phận thành phố Hà Nội từ lâu nay đã trở thành những vườn chim lớn và độc đáo nhất thủ đô. Trong 2 năm 2021-2022, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã ghi nhận sự có mặt của ít nhất 232 loài chim, trong đó có 192 loài di cư, bao gồm cả các loài cực kỳ nguy cấp tại khu vực đặc hữu này.

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội có chiều dài khoảng 120km, nằm trên địa bàn 17 quận, huyện và thị xã với nhiều bãi giữa, bãi bồi có diện tích lớn. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển)
Các khu vực bãi bồi, bãi giữa là nơi dừng chân, trú đông, sinh sống, làm tổ của rất nhiều loài chim hoang dã, di cư, gồm cả những loài nguy cấp (EN), Cực kỳ nguy cấp (CR) ở mức độ toàn cầu. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Trong ảnh là chim Cắt amur, loài chim vốn sinh sản ở đông nam Siberia và phía bắc Trung Quốc, trú đông ở Nam Phi. Đây cũng là một trong những loài chim di cư xa nhất, di chuyển từ Đông Á tới miền nam châu Phi. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Trong các năm 2021, 2022, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển đã phối hợp cùng đối tác hỗ trợ Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thực hiện các hoạt động điều tra thành phần loài, xác định các tác động bất lợi nhằm đưa ra các giải pháp quản lý, bảo vệ và phục hồi sinh cảnh tự nhiên của chim hoang dã tại bãi bồi, bãi giữa. Trong ảnh là một cá thể chim chèo bẻo được chụp lại tại một khu vực bãi giữa sông Hồng. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Hoạt động nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của ít nhất 232 loài chim, trong đó có 192 loài di cư. Trong ảnh là chim Cuốc ngực nâu được chụp tại khu vực bãi giữa thuộc Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Diệc lửa (bên trái) là loài phân bố ở châu Phi, Trung Âu, Nam Âu, Nam Á, Đông Á. Các quần thể ở châu Âu là chim di cư, mùa đông chúng di cư xuống châu Phi nhiệt đới; các quần thể ở Bắc Á sẽ di cư xuống Nam Á. Bên phải là chim Trảu, một loài chim được mệnh danh là “sát thủ ăn ong”. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Một chú chim Diều mướp thảnh thơi bay trên bầu trời bãi giữa. Nhiều chuyên gia nhận định, vào các mùa di cư, các bãi giữa, bãi nổi sông Hồng dọc theo thành phố Hà Nội chính là một vườn chim tự nhiên độc đáo bậc nhất. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Chim đớp ruồi taiga, một loài chim di trú khá phổ biến cũng được bắt gặp tại bãi giữa và bãi bồi sông Hồng chạy qua Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Chim Mai hoa còn có tên gọi khác là chim manh manh ta. Đây là một loài chim có màu sắc đẹp, thường được nuôi nhiều làm cảnh ở nước ta. Chim mai hoa có thân hình nhỏ nhắn và hót hay. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Oanh đuôi cụt lưng xanh được ghi nhận tại bãi bồi sông Hồng. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Chim Oanh Nhật Bản, một trong những loài di trú đã “làm khách” trên các bãi bồi, bãi giữa sông Hồng của Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Đặc biệt, hoạt động điều tra trong 2 năm 2021-2022 đã bổ sung vào danh lục các loài chim ở Hà Nội 2 loài mới là Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) và Vịt vàng (Tadorna ferruginea). Trong ảnh là một cá thể Sáo đá xanh mới được phát hiện tại bãi bồi, bãi giữa của Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Thiên đường đuôi phướn được ghi nhận trong sinh cảnh tự nhiên tại bãi giữa, bãi bồi sông Hồng. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)
Đặc biệt, åSáo mỏ vàng, một loài chim quen thuộc với người Việt Nam được ghi nhận tại khu vực “vườn chim tự nhiên” độc đáo giữa sông Hồng. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)hoạt động điều tra trong 2 năm 2021-2022 đã bổ sung vào danh lục các loài chim ở Hà Nội 2 loài mới là Sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) và Vịt vàng (Tadorna ferruginea). Trong ảnh là một cá thể Sáo đá xanh mới được phát hiện tại bãi bồi, bãi giữa của Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)