Hiệu ứng domino từ nạn phá rừng

Các mô hình toàn cầu ước tính rằng lượng phát thải ròng từ việc sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất hầu hết là do phá rừng.

Thiệt hại do phá rừng nhiệt đới còn kéo theo mất đa dạng sinh học, tác động đáng kể đến Người bản địa và quần thể động vật.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), mỗi năm chúng ta mất hơn 10 triệu ha rừng. Điều đó giống như mất một khu vực có kích thước bằng Công viên Trung tâm của New York mỗi 18 phút.

Phát thải khí nhà kính toàn cầu theo ngành kinh tế

Khi xem xét cách thức phân chia lượng phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực, thì nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất đai khác sẽ chịu trách nhiệm cho gần 15% lượng khí thải toàn cầu.

Hơn nữa, các mô hình toàn cầu ước tính rằng lượng phát thải ròng từ việc sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất hầu hết là do phá rừng.

Từ năm 2002-2015, một số ít hàng hóa là nguyên nhân gây ra 55% tổng số vụ phá rừng liên quan đến nông nghiệp. Bao gồm:
– Gia súc: 36,7%
– Dầu cọ: 8,5%
– Đậu nành: 6,7%
– Ca cao: 1,9%
– Cà phê: 1,5%

Và theo Forest Trends, một nửa số vụ phá rừng nhiệt đới xảy ra bất hợp pháp do nhu cầu này.

Tác động đến Thiên nhiên và Con người

Thiệt hại do phá rừng nhiệt đới còn kéo theo mất đa dạng sinh học, tác động đáng kể đến Người bản địa và quần thể động vật.

– 50.000: Số lượng loài ước tính bị tuyệt chủng mỗi năm do nạn phá rừng.
– 60 triệu: Người bản địa trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, những người hoàn toàn phụ thuộc vào rừng để kiếm sống.

Bảo vệ rừng nhiệt đới đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu những thiệt hại nghiêm trọng này.