Những tác động khó lường của rác thải nhựa đến biến đổi khí hậu toàn cầu

Sẽ không hề nói quá khi cho rằng, rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.

Qua từng năm, những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một nhiều hơn, từ những cơn siêu bão, các sông băng dần tan chảy ở hai đầu cực, các đợt nắng nóng kỷ lục và sự xói mòn các vùng đất ven biển và nhiều thảm họa thiên nhiên khác. Chúng ta thường đổ lỗi chung chung cho biến đổi khí hậu đã gây nên điều này thiếu đi cái nhìn rộng hơn về sự tác động của ô nhiễm môi trường xung quanh, một trong số đó có ô nhiễm rác thải nhựa.

Không hề nói quá khi cho rằng, rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên điều này là ít được nhắc đến hoặc bị xem nhẹ.

Rác thải nhựa tồn tại xung quanh chúng ta – nó được tìm thấy trong không khí mà chúng ta hít thở, trong băng trên đỉnh Everest, trong nước chúng ta uống, trong cá chúng ta ăn và thậm chí nó còn được phát hiện gần đây trong nhau thai người. Nhựa cũng có những tác động tiêu cực gián tiếp đến môi trường sống của con người trong suốt vòng đời của nó, hậu quả của chúng không thể nhìn thấy và cũng không rõ ràng.

Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh: The New York Times)

Do đó, vấn đề rác thải nhựa một lần nữa được các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) được tổ chức tại Glasgow (Anh) tháng 11 vừa qua. Cũng tại COP26, 6 sự liên kết giữa vòng đời của rác thải nhựa với biển đổi khí hậu toàn cầu cũng đã được nêu ra.

Khai thác và sản xuất: Hầu hết mọi người không nhận ra rằng nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Trên thực tế, ngành công nghiệp nhựa chiếm khoảng 6% lượng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu và dự kiến ​​sẽ đạt 20% vào năm 2050. Do đó, do các quá trình sử dụng năng lượng để chiết xuất và chưng cất dầu, sau đó là việc sản xuất nhựa tạo ra một lượng lớn phát thải khí nhà kính (GHG).

Sử dụng: Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng khi nhựa được vứt bỏ trong các thùng tái chế, nó sẽ được xử lý. Nhưng trên thực tế không phải vậy, chỉ có 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn cầu và phần còn lại được thải ra môi trường tự nhiên. Hiện nay, khu vực Nam Á là nơi tạo ra rác thải nhựa lớn nhất thế giới với khoảng 26 triệu tấn mỗi ngày. Đây cũng là khu vực có tỷ lệ chất thải được đổ công khai không qua xử lý cao nhất với 75%.

Vòng đời: Khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, chất thải nhựa bị loại bỏ sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước. Khoảng 18 triệu tấn nhựa có nguồn gốc từ Nam Á không được kiểm soát tốt và do đó, bị trôi vào đại dương, nơi chúng thải ra khí mê-tan và ethylene khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Polyethylene là chất phát thải cao nhất trong cả hai loại khí và là polymer tổng hợp được sản xuất và vứt bỏ nhiều nhất trên toàn cầu.

Vòng đời của nhựa tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh, kể cả khi chúng được thu gom và xử lý.

Tái chế và kết thúc vòng lặp: Mặc dù tái chế có thể làm giảm đáng kể tác động của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường cũng như ảnh hưởng của nó đến biến đổi khí hậu, nhưng chỉ 5% tổng lượng rác thải nhựa tạo ra ở Nam Á được tái chế. Các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn được áp dụng cho xi măng, nhôm, thép và nhựa có thể làm giảm 40% lượng phát thải tổng hợp của các ngành này .

Marine litter: một đơn vị tượng trưng để chỉ một xe tải rác thải nhựa được đổ vào đại dương mỗi phút. Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã và đang góp phần vào biến đổi khí hậu thông qua phát thải khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp bằng cách ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật đại dương. Sinh vật phù du hấp thụ 30-50% lượng khí thải carbon dioxide từ các hoạt động của con người, nhưng sau khi nó ăn vào các vi nhựa, khả năng loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển của sinh vật phù du sẽ giảm xuống.

Tiêu hủy: Đốt lộ thiên là một thực hành xử lý chất thải phổ biến ở Nam Á và các nước đang phát triển. Lượng chất thải được đốt ở Ấn Độ và Nepal cộng lại chiếm 8,4% lượng chất thải được đốt trên toàn cầu. Việc đốt chất thải trong các đám cháy lộ thiên dẫn đến việc sản sinh ra chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, carbon đen và là nguyên nhân của một nửa lượng khói bụi có thể nhìn thấy được ở các thành phố lớn như New Delhi. Khả năng tạo nên sự nóng lên toàn cầu của carbon đen lớn hơn tới 5.000 lần so với carbon dioxide (CO2).

Rác thải nhựa đang tạo ra những thách thức không hề nhỏ đến sự phát triển bền vững và sức khỏe không chỉ chỉ của con người mà cả các loài động vật.

Từ 6 sự liên kết vòng đời của rác thải nhựa kể trên có thể thấy rõ tác động của nó đối với môi trường cũng như sự biến đổi khí hậu, chúng tác động trực tiếp đến sinh kế và hệ sinh thái, là một thách thức phát triển cấp bách. Để giải quyết vấn đề này, cần có các phương pháp tiếp cận kinh tế vòng tròn có mục tiêu, sáng tạo hơn.

Cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn phải bắt đầu ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và lựa chọn nguyên liệu thô với mục đích phát triển các sản phẩm được tối ưu hóa để tái sử dụng, tạo ra ‘tài nguyên tái tạo’ và giảm thiểu nhu cầu xử lý chất thải cuối cùng và khai thác nguyên liệu thô.

Tin tốt là ngày càng có nhiều ví dụ được thực hiện ở Nam Á. Tại tất cả các nhà ga ở Ấn Độ, trà sẽ sớm được phục vụ trong những chiếc cốc bằng đất có thể phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường thay vì những chiếc cốc bằng nhựa. Màng tơ nhện và rong biển có thể thay thế nhựa trong các ứng dụng khác nhau như gói sử dụng một lần, chiếm tới 50% tổng lượng rác thải nhựa gia dụng. Ở Maldives, một sự hợp tác sáng tạo giữa Parley for the Oceans và Adidas đang đưa ra một loại vật liệu mới phù hợp là nguyên liệu để gia công các loại áo quần thể thao

Những đổi mới và quan hệ đối tác này cho chúng ta thấy rằng các giải pháp đột phá về vấn đề rác thải nhựa đại dương và biến đổi khí hậu đang tồn tại có thể được nhân rộng.