Châu Á ghi nhận hơn 75,2 triệu ca nhiễm COVID-19

Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (75.276.649 ca), vượt xa châu Âu (58.474.347 ca). Tiếp đến là Bắc Mỹ với 52.587.268 ca và Nam Mỹ với 37.705.967 ca. Châu Phi ( 8.311.504 ca) và châu Đại Dương (218.611 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Trẻ em  đeo khẩu trang  để phòng ngừa dịch bệnh khi vui chơi trong một công viên mới ở Bangkok, Thái Lan (Ảnh: Bangkok Post)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 27/9 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 321.105 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 232.575.067 ca, trong đó 4.761.430 ca tử vong và 209.189.782 ca đã được chữa khỏi.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận số ca nhiễm mới là 24.280 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 43.750.920 ca, trong đó 706.313 ca đã tử vong.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới ghi nhận ở Ấn Độ trong 24 giờ qua là 27.022 ca. Tổng số ca nhiễm tại nước này 33.678.243 ca, trong đó 447.225 ca đã tử vong.

Brazil vẫn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về số ca mắc với 21.351.972 ca và số ca tử vong là 594.443 ca.

Đứng thứ tư về số ca nhiễm là Anh với 7.664.230 ca, trong đó 136.168 ca đã tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở quốc gia này là 32.417 ca.

Với 7.420.913 ca nhiễm, Nga theo sát Anh là quốc gia đứng thứ năm thế giới về số ca nhiễm, trong đó 203.900 ca tử vong. Ngày hôm qua, nước này ghi nhận 22.498 ca nhiễm mới.

Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (75.276.649 ca), vượt xa châu Âu  (58.474.347 ca). Tiếp đến là Bắc Mỹ với 52.587.268 ca  và Nam Mỹ với 37.705.967 ca. Châu Phi (8.311.504 ca) và châu Đại Dương (218.611 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh hưởng nhất.

Tại châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide lạc quan về khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, vốn đang được áp đặt tại nhiều tỉnh, thành ở nước này cho đến cuối tháng, đồng thời khẳng định tình hình dịch bệnh đang có tín hiệu cải thiện. Theo ông Suga, hiện số ca mắc mới ở Nhật Bản đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3.000 ca/ngày so với thời điểm lên tới khoảng 25.000 ca/ngày. Tương tự, Thủ tướng Australia cũng đang nhắc lại điều kiện dỡ bỏ các hạn chế, hy vọng các bang sẽ mở cửa biên giới và nới lỏng các hạn chế khi tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 đạt 80%.

Trong khi đó, bộ Y tế Malaysia đã quyết định rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca từ 9 tuần xuống còn 6 tuần. Đây là lần thứ hai Bộ trên đưa ra quyết định tương tự. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/10. Hiện Malaysia đã tiêm được đủ hai mũi cho 82,5% người trưởng thành, do vậy việc giảm khoảng cách giữa hai mũi tiêm để những người tiêm vaccine của AstraZeneca hoàn thành tiêm chủng là rất quan trọng.

Tại châu Âu, sau Anh và Nga, Pháp là nước đứng thứ ba châu lục với 6.994.319 triệu ca nhiễm và 116.449 ca tử vong tính đến thời điểm này. Tây Ban Nha, Italy và Đức đều đã có hơn 4,2 triệu ca trong khi Ba Lan và Ukraine có hơn 2,3 triệu ca nhiễm. Các nước ghi nhận hơn 1 triệu ca là Hà Lan, CH Séc, Bỉ, Romania, Thụy Điển và Bồ Đào Nha.

Tại châu Mỹ, ngoài Mỹ, Brazil, Argentina và Colombia nằm trong danh sách 10 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, đáng chú ý có Mexico, Peru, Chile và Canada là những nước đã ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm. Trong số này, Mexico có nhiều ca tử vong nhất, hiện đã lên tớ 275.299 ca, nhiều hơn cả Argentina và Colombia. Con số này ở Peri hiện là 199.228 ca.

Tại châu Phi, Nam Phi là nước bị ảnh hưởng nhất với 2.895.976 ca nhiễm và 87.001 ca tử vong. Tiếp đến là Maroc, hiện đã ghi nhận 928.571 ca nhiễm, trong khi Tunisia đứng thứ hai về số ca tử vong với 24.732 ca. Những nước đã có hơn 300.000 ca nhiễm ở châu lục này là Tunisia, Ethiopia, Libya và Ai Cập.

Tại châu Đại Dương, Australia là nước có số ca nhiễm cao nhất 97.550 ca, trong đó riêng ngày hôm qua nước này ghi nhận thêm 1.743 ca nhiễm mới.  Tổng số ca tử vong ở quốc gia này là 1.231 ca.

Nguồn: