Án nước ngoài-Luật ta: Bắt người nhồi pháo vào dứa khiến voi mang thai gặp nạn

Cảnh sát Ấn Độ hôm 7/6 cho biết đã bắt giữ 1 chủ đồn điền tên P.Wilson vì liên quan đến vụ án giết voi gây chấn động trong và ngoài nước.

Án nước ngoài: Bắt người nhồi pháo vào dứa khiến voi mang thai gặp nạn

Cảnh sát Ấn Độ hôm 7/6 cho biết đã bắt giữ 1 chủ đồn điền tên P.Wilson vì liên quan đến vụ án giết voi gây chấn động trong và ngoài nước.

“Người đàn ông này đã thừa nhận sử dụng trái cây nhồi pháo để xua đuổi động vật hoang dã, chủ yếu là lợn rừng, tránh xa khỏi đồn điền”, Surendra Kumar, người đứng đầu tổ chức bảo vệ động vật của Kerala, nói với AFP.

Con voi mang thai đã chết vào tuần trước sau khi ăn phải 1 quả dứa nhồi pháo gần khu đất canh tác của người dân địa phương ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Nó được tìm thấy bị thương vào ngày 25/5, hai ngày trước khi chết. Vụ nổ đã khiến miệng và vòi của con vật bị thương nghiêm trọng nên không thể ăn uống trong nhiều ngày.

Trái cây nhồi pháo được nông dân sử dụng khá phổ biến để xua đuổi thú hoang, nhằm bảo vệ mùa màng và nhà cửa. Nếu bị kết án, các đối tượng sát hại voi Ấn Độ có thể phải nhận án tù lên tới 7 năm bởi đây là loài được bảo vệ theo luật động vật hoang dã.

Xác voi được kéo lên bờ vào ngày 27/5. (Ảnh: AP)

Luật ta: Giết voi châu Á có thể bị phạt tới 10 năm tù

Voi Ấn Độ là 1 trong 3 phân loài được công nhận của voi châu Á và hiện nằm trong danh mục động vật nguy cấp. Nạn săn bắn và mất môi trường sống là nguyên nhân chính đẩy quần thể loài này tới bờ vực tuyệt chủng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, voi là một trong những loài động vật được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó những hành vi như săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép voi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo lời khai của chủ đồn điền cao su tên P.Wilson, ông này đã sử dụng trái cây nhồi pháo để xua đuổi động vật hoang dã, chủ yếu là lợn rừng, tránh xa khỏi đồn điền của mình. Sau khi ăn phải quả dứa, pháo phát nổ khiến con vật bị thương nghiêm trọng miệng và vòi nên không thể ăn uống trong nhiều ngày.

Chiếu theo pháp luật Việt Nam, hành vi nói trên của chủ đồn điền và các đồng phạm đã cấu thành tội Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Khoản 1 Điều 244 quy định: Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB hoặc thuộc phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Với hành vi sát hại từ 1 đến 2 cá thể voi, người phạm tội sẽ bị xử lý theo điểm h khoản 2 Điều 244 với khung hình phạt từ từ 05 năm đến 10 năm.

Như vậy, so với mức phạt của luật hình sự Ấn Độ, khung hình phạt đối với tội danh tương tự của pháp luật hình sự Việt Nam cao hơn.