Kinh tế tăng trưởng chậm lại, thế giới có bớt ô nhiễm?

Kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhưng lượng khí thải toàn cầu năm 2019 được dự báo sẽ lập kỷ lục mới, với 36,8 tỷ tấn carbon dioxide (CO2).

Nguồn ảnh: theconversation

Lượng khí thải toàn cầu năm 2019 được dự báo sẽ đạt 36,8 tỷ tấn carbon dioxide (CO₂), lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại. Kết quả đáng lo ngại này cho thấy, lượng khí thải đã tăng 62% từ khi các cuộc đàm phán nhằm chống lại biến đổi khí hậu quốc tế diễn ra từ năm 1990.

Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy tổng lượng khí thải carbon vẫn tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng thấp hơn khoảng 2/3 so với hai năm trước đó. Nguyên nhân chính khiến lượng khí thải carbon giảm là do sự suy giảm bất thường trong việc sử dụng than, đặc biệt là ở Mỹ và Châu Âu.

Ngoài ra, việc giảm khí thải từ than cũng có sự đóng góp từ năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Một yếu tố ít tích cực góp phần kéo giảm lượng khí thải carbon là do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

Vua than đã suy yếu

Theo số liệu năm 2018, than đóng góp đến 40% lượng khí thải carbon trên toàn cầu, trong khi dầu mỏ chịu trách nhiệm cho khoảng 34% và khí tự nhiên đóng góp 20% lượng khí ô nhiễm. Ô nhiễm từ khí thải từ than đạt mức đỉnh điểm vào năm 2012 và đang có dấu hiệu giảm dần.

Phát thải than đã giảm bình quân 0,5% mỗi năm trong năm năm qua. Năm 2019, khí thải từ than trên toàn cầu được dự báo sẽ giảm khoảng 9,9%. Sự suy giảm này có sự đóng góp rất lớn từ Mỹ và Liên minh châu Âu với mức giảm thải 10%. Ngoài ra, thành quả này còn có sự đóng góp của Trung Quốc và Ấn Độ.

Khí thải từ than đạt đến cấp độ cao nhất vào năm 2012 và đang giảm dần.

Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ đã đóng cửa hơn 500 nhà máy nhiệt điện than, trong khi ngành điện ở Anh đã giảm sự lệ thuộc vào than, từ mức 40% vào năm 2012 xuống còn 5% vào năm 2018. Tuy nhiên, lượng khí thải than trên toàn cầu có đạt đỉnh cao giống năm 2012 nữa hay không còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng than ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, theo giới quan sát, khả năng hai nền kinh tế này tăng cường sử dụng than trở lại khó có thể xảy ra.

Dầu và khí thiên nhiên lên ngôi

Khí thải từ dầu mỏ và khí thiên nhiên đã tăng mạnh trong nhiều thập kỷ và không có dấu hiệu suy giảm. Trên thực tế, khí thải từ dầu mỏ đã tăng tương đối đều, ở mức 1,4% mỗi năm, còn khí thải từ khí thiên nhiên đã tăng nhanh gần như gấp đôi, với 2,4% một năm và ước tính con số này sẽ tăng lên mức 2,6% vào cuối năm 2019. Khí đốt tự nhiên đóng góp rất lớn nhất cho sự gia tăng phát thải CO₂ toàn cầu trong năm nay.

Khí thải CO₂ từ nhiên liệu hóa thạch ở Úc (tính bằng triệu tấn). Nguồn : UNFCCC, CDIAC, BP, USGS

Tại Nhật Bản, khí đốt thiên nhiên đang lấp đầy khoảng trống còn lại của năng lượng hạt nhân sau thảm họa sóng thần ở Fukushima. Ở hầu hết các nơi còn lại trên thế giới, công suất khí thiên nhiên mới chủ yếu đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm.

Hỏa hoạn, nạn phá rừng ở Amazon và Đông Nam Á đã dẫn đến một mức phát thải  rất cao. Nguồn: Global Carbon Project 2019 

Mặt khác, khí thải dầu xuất phát từ ngành vận tải đang phát triển nhanh chóng. Điều này đang gia tăng cả trên khắp đất liền, trên biển và trên không, nhưng chủ yếu là do phương tiện vận tải trên bộ.

Khí thải của Úc cũng đã giảm đáng kể từ các nguồn than trong thập kỷ qua, trong khi phát thải từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã tăng nhanh và đang thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước trong phát thải CO₂ hóa thạch.

Phát thải từ mất rừng 

Ước tính sơ bộ cho năm 2019 cho thấy lượng khí thải toàn cầu từ nạn phá rừng, hỏa hoạn và các thay đổi sử dụng đất khác đạt 6 tỷ tấn CO₂, cao hơn mức 0,8 tỷ tấn so với năm 2018. Lượng khí thải gia tăng phần lớn đến từ hoạt động chữa cháy và phá rừng ở Amazon và Đông Nam Á.

Mức độ mất rừng tăng nhanh trong năm 2019 không chỉ dẫn tới việc phát thải cao hơn mà còn giảm khả năng loại bỏ CO₂ của thực vật. Điều này thực sự đáng lo ngại, vì các đại dương và thực vật trên thế giới hấp thụ khoảng một nửa lượng khí thải CO₂ từ các hoạt động của con người. Đây là một trong những tấm áo giáp hiệu quả nhất của loài người trước mức độ tập trung CO2 cao hơn trong khí quyển và cần phải được bảo vệ.