Các dự án điện than do Trung Quốc hậu thuẫn gây tranh cãi ở Pakistan

Điện than vừa giải quyết vấn đề thiếu điện của Pakistan nhưng đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường.

Một nhà máy điện than.

Lo ngại về môi trường

Tác động môi trường của các dự án sản xuất điện đốt than do Trung Quốc lãnh đạo ở Pakistan một lần nữa là một chủ đề tranh luận sôi nổi, vài tuần sau cuộc họp của các quan chức chính phủ từ cả hai bên.

Một loạt các dự án điện của Trung Quốc, bao gồm cả các dự án điện than, đã bắt đầu giảm bớt tình trạng thiếu điện trầm khai, kéo lùi các ngành công nghiệp và người tiêu dùng của Pakistan cho đến 5 năm trước. Trước đó, các thành phố lớn của đất nước thường phải chấp nhận việc bị cắt điện kéo dài hơn nửa ngày. Bây giờ, tình trạng bị cắt điện đã giảm một nửa hoặc thậm chí nhiều hơn, một quan chức chính phủ cho biết.

Tuy nhiên, các nhà môi trường đang chỉ trích và đổ lỗi cho Trung Quốc vì xuất khẩu ô nhiễm. “Trung Quốc xuất khẩu các dự án lộn xộn sang Pakistan,” một nhà hoạt động môi trường ở thành phố cảng phía Nam của thành phố Karachi nói. “Thay vì đặt các nhà máy đốt than trên chính mảnh đất của mình, người Trung Quốc đã quyết định xuất khẩu những nhà máy có vấn đề này sang Pakistan.”

Sự hiện diện của Bắc Kinh tại Pakistan trở thành nguồn xung đột không ngừng trong đất nước. Điều này phần lớn là do các dự án điện mà nó đã lên kế hoạch theo Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỉ USD, tạo thành một phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các dự án sản xuất điện mới được lên kế hoạch nhằm thể hiện những lợi ích to lớn cho đất nước Nam Á.

Vào giữa tháng 1, đại sứ Trung Quốc tại Pakistan, Yao Jing, đã tham dự một cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, Phát triển và Cải cách Makhdum Khusro Bakhtyar tại Islamabad, cả hai tuyên bố năm 2019 là “Năm hợp tác kinh tế”.

Nhưng sự hợp tác như vậy đã mang đến cho người khác luồng suy nghĩ hai chiều về các dự án do Trung Quốc thực hiện mà họ chỉ trích là ít quan tâm đến môi trường. Các nhà phân tích nói rằng các dự án thiếu minh bạch và cảnh báo rằng Pakistan đã và đang thực hiện các cam kết mù quáng.

“Một trong những vấn đề lớn nhất là chúng tôi không biết chi tiết đầy đủ [các thỏa thuận liên quan đến siêu dự án CPEC]. Trừ khi mối quan ngại đó được giải quyết, chúng tôi vẫn không biết việc các dự án này sẽ đi về đâu trong tương lai và than sẽ tác động như thế nào đến đất nước chúng tôi”, Kaiser Bengali, một nhà kinh tế học nổi tiếng người Pakistan nói.

Một quan chức chính phủ cao cấp ở Islamabad đã bác bỏ những lời chỉ trích như vậy và thay vào đó chỉ ra lợi ích kinh tế của các thỏa thuận với Trung Quốc. Pakistan hiện phụ thuộc vào than nhập khẩu, nhưng họ hy vọng sản xuất trong nước sẽ tăng để nước này có thể tiết kiệm một lượng lớn tiền chi cho năng lượng, ông nói.

“Nếu chúng ta có thể thực hiện quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu nhập khẩu sang nhiên liệu trong nước, điều đó sẽ giúp Pakistan giảm hóa đơn nhập khẩu năng lượng và điều đó sẽ mang lại cho chúng ta một lợi thế rất lớn.”

Nhưng Bengali cho biết chính phủ phải đánh thuế tác động môi trường của không chỉ sản xuất than mà còn vận chuyển loại nguyên liệu này.  Ông nói: “Có nhiều khía cạnh về cách môi trường sẽ bị hủy hoại ra sao. Những phạm vi từ khí thải trực tiếp khi than được đốt cho đến ảnh hưởng đến môi trường khi than được vận chuyển”.

Vẫn cần cho Pakistan?

Nhiều chuyên gia tin rằng chính phủ Pakistan sẽ bảo vệ cam kết của mình đối với siêu dự án CPEC. Nhiều khả năng họ sẽ lập luận rằng khí thải than từ các nhà máy điện của Trung Quốc “chỉ là thiểu số trong tổng lượng thải trên khắp Pakistan.” Điều này là nhằm làm dịu sự chỉ trích đối với các nhà máy than của Trung Quốc,”Abid Suleri, một cố vấn kinh tế cho chính phủ, người đứng đầu Viện Chính sách Phát triển Bền vững, một nhóm chuyên gia tư duy độc lập.

Tuy nhiên, Suleri cũng kêu gọi công khai thêm thông tin về các dự án. “Nhìn chung, chúng ta cần có sự minh bạch hơn về các khoản đầu tư liên quan đến CPEC ở Pakistan,” ông nói. Một số nhà ngoại giao phương Tây thường xuyên theo dõi các xu hướng kinh tế và đầu tư ở Pakistan đi xa hơn nữa, nói rằng những đánh giá chi tiết về đầu tư của Trung Quốc vào môi trường thậm chí có thể không được thực hiện.

“Có một loạt rủi ro đối với môi trường với bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào. Đầu tư CPEC chủ yếu là cơ sở hạ tầng”, một nhà ngoại giao nói. “Các nhà máy chạy bằng than gây rủi ro lớn nhất cho môi trường. Cần có những đánh giá chi tiết trước khi Pakistan và Trung Quốc quyết định triển khai chúng.”

Những người khác nói rằng Islamabad chịu áp lực từ Bắc Kinh vì ngoài việc Trung Quốc là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất thì một phần khác do tập đoàn của Trung Quốc là nhà cung cấp phần cứng quân sự chính cho các lực lượng vũ trang địa phương, Nói cách khác, đó là một mối quan hệ mà Islamabad sẽ không muốn làm hỏng.

“Pakistan thỉnh thoảng có thể khác biệt nhau trong một vài vấn đề với Trung Quốc, nhưng chúng được nêu ra một cách rất thận trọng”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nói với Nikkei Asian Review. Ông này nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng có thể có một sự thay đổi đột ngột đối với các cam kết của chúng tôi với Trung Quốc. Sự hợp tác này [với Trung Quốc] rất quan trọng đối với hiện tại của Pakistan và tương lai của chúng tôi.”

Nguồn Nikkei Asian Review