Chương trình hỗ trợ học bổng và nghiên cứu dự án FTViet năm 2018-2020

Phòng Đào tạo trường ĐHNL Huế mới đây có thông báo về chương trình hỗ trợ học bổng và nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh và học viên cao học như sau:

A.Tài trợ học bổng cho nghiên cứu sinh (NCS) chuyên ngành “Lâm sinh”

  1. Số lượng: 03 suất.
  2. Lĩnh vực: (1) Sinh Thái rừng; (2) Suy thoái rừng; (3) Kinh tế xã hội & môi trường rừng.
  3. Địa bàn nghiên cứu: thuộc địa bàn dự án (Nam Đông, A Lưới).
  4. Mức hỗ trợ: mỗi suất học bổng NCS trị giá 300 triệu đồng (bao gồm học phí, tiền ăn ở, hỗ trợ đi lại và chi phí nghiên cứu thực địa). Thời gian học 3-4 năm. Ngoài ra, các NCS sẽ có cơ hội được tham gia các khóa ngắn hạn tại Đại học Lausane, Thụy Sỹ.
  5. Thời hạn nộp hồ sơ vào các thời điểm tháng 2, 4, 6, 8, 10 và 12 năm 2018; nộp bản cứng tại phòng Đào tạo, trường Đai học Nông lâm Huế.
  6. Cách thức xét tuyển:

– Sơ tuyển hồ sơ và bảo vệ bài luận trước ban điều phối dự án.

– Xét tuyển hồ sơ cấp Đại học Huế: Trong khoảng thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ, Đại học Huế sẽ phản hồi đến người dự tuyển các thông tin về tình trạng hồ sơ và các yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu, hoặc kế hoạch xét tuyển đối với những hồ sơ đã đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Hội đồng tuyển sinh; Đại học Huế sẽ tổ chức hội đồng xét tuyển sau khi thủ tục hồ sơ đảm bảo yêu cầu.

  1. Điều kiện tuyển sinh, hồ sơ, và thông tin liên quan khác: file thông báo tuyển sinh đính kèm hoặc truy cập qua website:

http://tuyensinh.huaf.edu.vn/index.php/vi/saudaihoc/.

  1. Tài trợ học bổng cho học viên cao học chuyên ngành “Lâm học”
  2. Số lượng: 07 suất.
  3. Mức hỗ trợ: mỗi suất học bổng trị giá 30 triệu đồng. Thời gian học 2 năm.
  4. Thời gian xét tuyển: Tháng 4, tháng 7 và tháng 12 hàng năm.
  5. Hình thức hồ sơ: hồ sơ theo mẫu hồ sơ thi đầu vào cao học và bài luận đề cập về năng lực, mong đợi từ chương trình học, lĩnh vực dự kiến nghiên cứu; nộp bản cứng tại phòng Đào tạo, trường Đại học Nông lâm Huế và file điện tử (bản scan) qua địa địa chỉ email: ngotungduc@huaf.edu.vn.
  6. Cách thức xét tuyển: Ban điều phối dự án sẽ sơ tuyển và xét tuyển dựa vào hồ sơ của ứng viên.
  7. Tài trợ kinh phí hỗ trợ nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của sinh viên cao học ở các trường trong Đại học Huế
  8. Số lượng: 10 đề tài.
  9. Mức hỗ trợ: 15 triệu đồng/đề tài.
  10. Đối tượng hỗ trợ: học viên cao học ở Đại học Huế có lĩnh vực nghiên cứu liên quan tiêu chí dự án: (1) Hệ thống thông tin địa lý và viễn thám trong quản lý tài nguyên; (2) Nghiên cứu về thảm thực vật rừng; (3) Dịch vụ hệ sinh thái; (4) Nghiên cứu về loài xâm lấn (dây bìm); (5) Nghiên cứu về cây họ Dầu (Dipterocarps); (6) Nghiên cứu về xã hội – kinh tế và sinh kế – biến đổi khí hậu: thu thập dữ liệu quy mô rộng để phân tích xu hướng;(7) Đánh giá nhu cầu đào tạo, năng lực của các bên liên quan; (8) Các định hướng nghiên cứu liên quan khác: chế biến, chuỗi giá trị, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, phát triển các mô hinh sinh kế….
  11. Địa bàn thực hiện nghiên cứu: thuộc địa bàn dự án (Nam Đông, A Lưới).
  12. Thời gian nộp hồ sơ: đợt 1 từ 25/4-20/5; đợt 2 từ 1-15/10 hàng năm
  13. Thời gian xét tuyển: đợt 1 từ 21-30/5 ; đợt 2 từ 16-30/10 hàng năm
  14. Hình thức hồ sơ: đề cương nghiên cứu luận văn cao học (theo mẫu đính kèm) và bản dự trù kinh phí thực hiện nghiên cứu; nộp bản cứng tại phòng Đào tạo, trường Đại học Nông lâm Huế, file điện tử qua địa địa chỉ email: ngotungduc@huaf.edu.vn.
  15. Thời gian thực hiện nghiên cứu: 8 tháng tính từ ngày nhận được tài trợ.
  16. Hình thức xét tuyển: sơ tuyển hồ sơ và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước ban điều phối dự án.
  17. Yêu cầu nghiệm thu:

– Nộp báo cáo và trình bày trước Hội đồng khoa học và ban điều phối dự án.

– Sản phẩm: 01 bài báo đã đăng hoặc chấp nhận đăng ở tạp chí khoa học chuyên ngành.

Vui lòng tải các biểu mẫu tại Link: http://vanban.huaf.edu.vn/index.php?language=vi&nv=archives&op=view/76-QD-DHNL-DTSDH-652

Học bổng này được hỗ trợ trong khuôn khổ thoả thuận Dự án “Đánh giá bản chất của quá trình chuyển đổi rừng ở Việt Nam, dịch vụ sinh thái và khả năng phục hồi sinh thái xã hội trong các cảnh quan rừng được quản lý tại địa phương” (FTViet) giữa Đại học Lausanne (UNIL)-Thuỵ Sĩ, Viện Tài nguyên Môi trường (IREN) và Trường Đại học Nông Lâm (HUAF), Đại học Huế ngày 12 tháng 06 năm 2017.