Hà Tĩnh: Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra vụ phá hơn 50 ha rừng

ThienNhien.Net – Trước thông tin, hơn 50 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn tại TK: 229, 225, 228… thuộc xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị lâm tặc tàn phá, lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra.

Trước đó, Báo Người Đưa Tin đăng tải bài viết “Hà Tĩnh: Thâm nhập lãnh địa lâm tặc tàn phá hơn 50 ha rừng”, phán ảnh tình trạng hơn 50 ha rừng tự nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn tại các TK: 229, 225, 228… thuộc địa bàn xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị lâm tặc chặt hạ, đốt phá, đào mương, phân chia lãnh địa để trồng keo.

Sau khi chặt hạ đốt phá rừng tự nhiên, lâm tặc đã đưa máy móc, phương tiện vào đào đường phân lô, xác lập lãnh địa.
Sau khi chặt hạ đốt phá rừng tự nhiên, lâm tặc đã đưa máy móc, phương tiện vào đào đường phân lô, xác lập lãnh địa.

Để rộng đường dư luận, PV Báo Người đưa tin đã liên hệ làm việc với chủ rừng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để tìm hiểu, xác minh nguyên nhân.

Theo Biên bản kiểm tra khai thác gỗ trái phép tại TK 229, do ông Phạm Lê Huân, trú tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nhận khoán theo Nghị định 135 của đoàn liên ngành gồm: BQL rừng phòng hộ Sông Tiêm, Đồn Biên Phú Gia, Công an huyện Hương Khê, lập ngày 3/8/2015 thể hiện: “Kiểm tra đối tượng Nguyễn Văn Mạnh khai thác gỗ trái phép”.

    Một phần diện tích rừng tự nhiên bị lâm tặc chặt hạ, đối phá tại TK 229.
Một phần diện tích rừng tự nhiên bị lâm tặc chặt hạ, đối phá tại TK 229.

Qua tìm hiểu thực tế của PV, những cánh rừng này đều nằm rất gần với con đường dẫn từ trung tâm huyện Hương Khê sang xã Phú Gia, nhưng lâm tặc trong một thời gian dài đã chặt hạ, đốt phá được hơn 50 ha, mang phương tiện, máy móc vào đào mương, phân lô, lập lãnh địa trồng keo nhưng không vấp phải sự xử lý mạnh tay của cơ quan chức năng.

Tại hiện trường, lâm tặc đã đào những con đường chạy vòng quanh các đỉnh núi (cánh rừng trước đây – PV) với chiều dài hàng chục km để đánh dấu ‘lãnh địa’ của mình, phục vụ cho việc chiếm đất trồng keo tràm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Thinh (đơn vị trực tiếp quản lý rừng tại TK 225) cho biết: Theo thống kê sơ bộ, tại TK 225 có khoảng 8 ha rừng đã bị lâm tặc đốn hạ, đốt phá. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên được ông Thinh giải thích là “Ban đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều lần, nhưng do rừng gần trại của các hộ dân, vào ban đêm họ lên làm nên không quản lý được”.

Biên bản kiểm tra khai thác gỗ trái phép tại TK 229, thuộc địa phận xã Phú Gia của lực lượng chức năng lập ngày 3/8/2015.
Biên bản kiểm tra khai thác gỗ trái phép tại TK 229, thuộc địa phận xã Phú Gia của lực lượng chức năng lập ngày 3/8/2015.

Theo quan sát của PV, ngay sát diện tích rừng bị lâm tặc tàn phá tại TK 225, thuộc địa phận xóm Phú Lâm, xã Phú Gia có Trạm bảo vệ rừng Cây Trồ (thuộc BQLRPH Sông Tiêm) với đầy đủ lực lượng nhưng rừng vẫn bị xẻ thịt (?!)

Tại cuộc làm việc với PV, ông Nguyễn Hữu Thinh khẳng định, năm 2015 tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định cắt chuyển hơn 1000 ha (trong đó có TK 229 trước đây thuộc sự quản lý của BQLRPH Sông Tiêm) về cho chính quyền xã Phú Gia.

Đi sâu vào rừng không khó để bắt gặp hình ảnh nhưn cây gỗ hàng chục năm tuổi nằm trơ gốc.
Đi sâu vào rừng không khó để bắt gặp hình ảnh nhưn cây gỗ hàng chục năm tuổi nằm trơ gốc.

Trao đổi với PV Báo Người đưa tin, ông Nguyễn Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Phú Gia xác nhận: Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định số 3759/QĐ – UBND về việc cắt chuyển hơn 1000 ha về cho xã quản lý để giao cho các hộ dân. Nhưng trên thực tế, xã mới chỉ nhận bàn giao được hơn 600 ha, hơn 300 ha còn lại vẫn chưa nhận được bàn giao trên thực địa.

Nguyên nhân của sự việc này được ông Nhân lý giải, trước khi bàn giao cho xã chủ rừng củ (BQLRPH Sông Tiêm) vẫn chưa thanh lý xong hợp đồng với các hộ dân nhận giao khoán theo Nghị định 135 của Chính phủ trước đó nên xảy ra tranh chấp.

“Trong số 39,6 ha bị người dân chặt phá tại TK 229, có 11 ha xã đã nhận bàn giao trên thực địa từ BQLRPH Sông Tiêm, khi chưa kịp giao thì bị 8 hộ dân sẻ phát”, ông Nhân cho biết thêm.

Hàng trăm cây gỗ tự nhiên có đường kính 30 - 50 cm bị chặt hạ, đốt phá còn trơ lại gốc.
Hàng trăm cây gỗ tự nhiên có đường kính 30 – 50 cm bị chặt hạ, đốt phá còn trơ lại gốc.

Ông Nguyễn Cự Duẩn, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: Việc các hộ dân tác động lên rừng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật. Rừng bị các hộ dân sẻ phát, đốt phá tại TK 229 được xác định là rừng lá rộng thường xanh nghèo. Về nguyên tắc, khi nhà nước giao, thì các hộ dân chỉ được khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng chứ không được sẻ phát.

“Sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã ngăn chặn ban đầu, nhưng thấy sự việc nghiêm trọng chúng tôi đã báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Khê. Sau đó, huyện đã thành lập một đoàn kiểm tra liên nghành gồm: Hạt Kiểm lâm, Công an, VKS, BQLRPH Sông Tiêm, UBND xã Phú Gia… tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra. Nếu có dấu hiệu hình sự sẽ khởi tố vụa án hình sự”, ông Duẩn cho biết thêm.

Ông Trương Quốc Long, Phó Chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: “Hiện, chúng tôi đang chỉ đạo xử lý quyết liệt, sẽ tiến hành khởi tố, trách nhiệm thuộc về ai người đó phải chịu”.

Nguyên nhân mất rừng là do, dù tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định cắt chuyển hơn 1000 ha rừng từ BQLRPH Sông Tiêm về cho địa phương quản lý, nhưng chưa bàn giao hết trên thực địa dẫn đến tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Chúng tôi sẽ thành lập ngay đoàn kiểm tra hiện trường, triệu tập các đối tượng liên quan và sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm.

N.Hà